Nổi mề đay khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không điều trị.
Nổi mề đay khi mang thai là gì?
Sẩn ngứa và nổi mề đây gặp ở 0,25% -1% phụ nữ mang thai, là cơn phát lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên vết rạn da. Những nốt sần này là tập hợp lại như mề đây. Mề đât chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn. Sau đó lan dần tới các khu vực khác như đù, tay, chân… Bệnh dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay khi mang thai
Nổi mày đay khi mang thai có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân. Trong đó các yếu tố chính được xác định gồm:
- Thay đổi nồng độ hormone đột ngột: Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường có xu hướng tăng nồng độ Progesterone và Prolactin. Sự gia tăng đột ngột này sẽ khiến cơ thể phản ứng thái quá với hệ miễn dịch, làm bùng phát mẩn ngứa.
- Tâm lý căng thẳng, lo âu: Nữ giới lần đầu được làm mẹ thường có tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức. Điều này sẽ khiến nội tiết tố thay đổi, cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm, rối loạn cảm xúc và gây ra mề đay thai kỳ.
- Sức đề kháng suy giảm: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém là điều kiện thuận lợi để mề đay và các bệnh da liễu bùng phát.
- Cơ địa nhạy cảm: Với những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, xu hướng nổi mề đay thường bùng phát mạnh trong thời kỳ đầu. Ngoài nổi mề đay, mẹ bầu còn có thể bị viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa,…
- Tiếp xúc với dị nguyên: Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với các dị nguyên như thức ăn, mỹ phẩm, hóa chất, nấm mốc đều có thể bị mề đay bùng phát.

Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
- Triệu chứng sẩn ngứa nổi mề đay thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ và thường biến mất sau sinh. Các triệu chứng thường gặp đó là:
- Nổi các nốt mẩn đỏ tập trung ở một vị trí hoặc rải rác khắp cơ thể, phổ biến ở vùng đụng, các vết rạn, mông, đùi, mặt, cánh tay,…;
- Ngứa ngáy tạo phản ứng gãi, khiến bệnh tăng nặng, nốt mẩn lan rộng, tạo thành mảng, gãi nhiều có thể gây trầy da, nhiễm trùng da;
- Bệnh để lâu không chữa trị sẽ tái phát liên tục, chuyển sang giai đoạn mạn tính, có thêm các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư,…
Nổi mề đay có nguy hiểm không
Hệ quả của việc chủ quan với bệnh mề đay lúc mang thai khá nghiêm trọng.
- Bị nổi mề đay, cơ thể, ngứa ngáy, đau rát làm cho mẹ bầu mất ngủ, suy nhược cơ thể. Tinh thần kém minh mẫn, dẫn đến stress, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Da bị tổn thương gây nên hiện tượng vàng da hoặc bị nhiễm trùng da. Nếu như có vi khuẩn tấn công và vùng bị bệnh.
- Mề đay cấp tính hoặc mề đay mãn tính đều có khả năng gây ra hiện trạng phù mạch. Làm suy hệ hô hấp, nguy hiểm tới tính mạng.
- Phụ nữ mang thai bị nổi mề đay còn phải đối diện với nguy cơ sinh non. Mặc dù tỷ lệ hệ quả này xảy ra rất thấp, nhưng cũng đáng để chúng ta đề phòng.
Biện pháp dân gian trị mề đay khi mang thai
- Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,… có tác dụng bảo vệ thanh, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị mẩn ngứa hữu hiệu. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, trà thảo mộc còn tác động tích cực tới quá trình chuyển hóa chất béo, giúp chị em sớm lấy lại vóc dáng
- Mẹo dùng lá đơn đỏ: Nổi tiếng là dược liệu chữa da liễu hiệu quả, lá đơn đỏ thường được các mẹ bầu sử dụng để điều trị mề đay. Chỉ cần lấy 1 nắm lá đơn đỏ, làm sạch, sau đó phơi khô hoặc để héo rồi cắt thành từng khúc. Nấu mỗi ngày 40g để uống.
- Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm ngứa nên thường được dùng trong điều trị mề đay. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 lượng ngải cứu tươi, làm sạch, rang với muối rồi chườm lên da là được.
- Dùng lá khế: Lá khế có tính ôn, giúp tán nhiệt độc, dùng chữa lở, ngứa và ung nhọt. Để trị mẩn ngứa, mề đay, chị em có thể hái một nắm lá khế, rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước, pha ấm và dùng để tắm. Sau khi tắm với nước lá khế xong, chị em tắm lại bằng nước sạch để làm dịu cơn ngứa. Thực hiện liệu pháp này liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm mẩn ngứa, mề đay
- Uống nhiều nước: Tích cực uống nước lọc, nước trà xanh, nước chanh để thải độc và thanh lọc cơ thể, giảm mẩn ngứa.

Các mẹo giúp ngăn ngừa nổi mề đay khi mang thai
Nếu trước đó bạn dễ bị nổi mề đay, sẩn ngứa thì khi mang thai cũng dễ gặp phải tình trạng này. Vì vậy, bạn nên lưu ý và áp dụng những mẹo sau đây để ngăn ngừa nổi mề đay trong thai kỳ:
- Tránh tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây nổi mề đay mà bạn đã biết.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ có chất liệu như len, dạ vì có thể gây kích ứng da.
- Tránh tắm nước nóng vì nhiệt độ cao không tốt cho da đang bị ngứa.
- Tránh dùng xà phòng, nước hoa và chất giặt tẩy nhiều hóa chất.
- Uống nhiều nước vì việc bổ sung nước rất có lợi cho da.
- Chườm lạnh lên các khu vực nổi mày đay.
- Thoa gel nha đam lên khu vực nổi mày đay sau khi tắm.
- Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày.
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học.
Nổi mề đay khi mang thai gây không ít phiền toái cho mẹ bầu, nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Nhưng, các mẹ cũng không nên chủ quan trước các dấu hiểu mẫn ngứa mề đay. Hãy đi khám ngay khi phát hiện để được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Song, điều chỉnh sinh hoạt và xây dựng chế độ ăn hợp nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh.