Nóng gan có thể là nguyên nhân gây nổi mụn, sạm da, ngứa ngáy da,… những biểu hiện bề nổi bên ngoài này ngầm báo động tình trạng tổn thương gan bên trong và đòi hỏi có sự can thiệp kịp thời.
Nóng gan là biểu hiện gì?
Nóng gan không phải là bệnh, mà là một tình trạng tổn thương ở gan gây ra những triệu chứng rất khó chịu. Nếu không kịp thời chữa trị hoặc khắc phục, gan nóng kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương gan rất nghiêm trọng như xơ gan, suy gan.
Đa phần các trường hợp nóng gan là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ tổn thương gan:
- Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh gan.
- Thói quen uống nhiều bia, rượu.
- Bị thừa cân, mỡ và đường trong máu cao.
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.
- Sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm bệnh gan.
- Có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với dịch, máu người bị bệnh.
- Tiếp xúc hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu.
- Dùng một lượng lớn hoặc thường xuyên các loại thảo dược, thực phẩm bổ sung.

Những biểu hiện của gan bị nóng
Những biểu hiện hay triệu chứng thường gặp:
- Hơi thở có mùi hôi: Gan bị tổn thương có thể gây khô miệng, khiến hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
- Màu sắc phân bất thường: Khi bị nóng gan, màu phân có thể trở nên nhạt, có máu hoặc màu hắc ín.
- Vàng da, mắt: Tổn thương ở tế bào gan khiến bilirubin ứ đọng trong máu và làn da chuyển sang màu vàng.
- Nước tiểu có màu vàng sẫm: Khi chức năng gan suy giảm có thể khiến độc tố chuyển xuống thận, khiến cho nước tiểu có màu vàng sẫm và đậm hơn bình thường.
- Da nổi mề đay, phát ban: Chức năng của gan bị suy giảm có thể gây triệu chứng nóng gan, khiến độc tố tích tụ dưới da, gây nổi mẩn, phát ban, ngứa ngáy, nóng gan nổi mụn.
Một số biểu hiện nóng gan khác bạn có thể gặp phải bao gồm đau bụng, sưng ở chân, mắt cá chân, mệt mỏi mãn tính, buồn nôn hoặc nôn mửa, ăn không ngon và dễ bầm tím da.

Biện pháp điều trị bệnh
Nóng gan nổi mụn, mẩn ngứa rất khó chịu. Vậy làm thế nào để bớt nóng gan?
- Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày một cách khoa học hơn, ưu tiên thực phẩm nhiều chất xơ, đồng thời hạn chế thức ăn béo, nhiều dầu mỡ và hóa chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn nhiều năng lượng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép từ rau quả có tính thanh nhiệt. Hoặc có thể uống nước sắc từ những vị thuốc có tính hàn, giảm nóng gan và làm mát cơ thể.
- Tăng cường thêm các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, quýt, …
- Từ bỏ thói quen uống rượu, bia, thuốc lá chứa nhiều độc tố gây hại cho gan.
- Sinh hoạt điều độ, không thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tập thể dục để không khiến gan phải hoạt động nhiều hơn.
- Nếu đang dùng thuốc điều trị, không được dùng quá liều hoặc quá lạm dụng vì có thể dẫn đến tác dụng phụ là nóng gan. Cũng không được tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định, chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh để phòng ngừa lây nhiễm virus gây bệnh ở gan. Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra gan.
Điều trị bằng thuốc tây
Các loại thuốc Tây giúp đẩy lùi triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và hỗ trợ giải độc gan hiệu quả.
- Nhóm thuốc hợp chất tổng hợp bảo vệ nhu mô gan: Flumeciol, Methionine,…
- Thuốc tăng cường giải độc gan: Silibinin, Silymarin, Liverite Liver Aid…
- Thuốc bổ gan: Hewel, Mega Liver,…
Cách chữa nóng gan bằng thuốc nam
Khi sử dụng thuốc nam để tăng cường chức năng gan, giải độc và điều trị, người bệnh cần tìm đến các vị thuốc mát, có tác dụng giải độc, lành tính và cách thực hiện đơn giản.
- Chữa nóng gan bằng trà xanh: Dùng 100g lá trà xanh, rửa sạch, vò nát. Đun sôi nước, thả lá trà xanh vào ủ khoảng 5 phút rồi tắt bếp, dùng để uống hàng ngày.
- Hoa Atiso: Lấy hoa Atiso phơi khô, rửa sạch rồi pha thành nước uống hàng ngày giúp giải độc, mát gan.
- Điều trị nóng gan bằng rau mã đề: Nấu rau mã đề với thịt lợn thành món ăn và bổ sung thực đơn hàng ngày giúp đẩy lùi mụn nhọt. Nên sử dụng món ăn này 3 – 4 lần/tuần.
- Bài thuốc chữa nóng gan từ rau má: Mỗi tuần uống 4 – 6 cốc nước rau má sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, giảm triệu chứng rõ rệt.
Lưu ý là bạn không nên tự ý sử dụng thảo dược, hay mua bất kỳ loại thuốc nào trị nóng gan mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý chữa bệnh sẽ khiến quá trình điều trị phức tạp và trầm trọng hơn.