Phụ nữ mang thai là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm do những sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Ngoài sức khoẻ sinh lý chúng ta cần quan tâm đến cả sức khoẻ tinh thần hay tâm lý của thai phụ. Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa tâm lý hay cảm xúc của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai với một số kết cục của trẻ sơ sinh.
Nguyên gây nóng giận khi mang thai
Bà bầu tức giận do thay đổi nội tiết tố
Các vấn đề tâm lý, thể chất khi mang thai đều có liên quan đến thay đổi nội tiết tố. Khi mang thai hormone progesterone tăng cao trong khi estrogen lại giảm thấp, vì vậy làm mất cân cân bằng các hormone trong cơ thể khiến các cơn tức giận của mẹ bầu dễ dàng bộc phát dù chỉ với lý do đơn giản nhất.
Bà bầu tức giận do khó chịu, mệt mỏi
Khi mang thai mẹ bầu thường phải đối mặt với cảm giác khó chịu do ốm nghén, trào ngược, đau nhức cơ thể,… Điều này có thể làm tăng xu hướng mẹ bầu bộc phát cơn tức giận, đặc biệt là khi bạn cảm thấy các yêu cầu của mình không được đáp ứng.
Bà bầu tức giận do cảm giác sợ hãi
Mang thai cũng khiến mẹ hay lo lắng và có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như sợ con không phát triển bình thường, sợ sinh non, sợ đau khi sinh, sợ không thể lấy lại vóc dáng sau khi sinh, sợ không thể nuôi dạy con tốt… Những điều này đã khiến cho mẹ bầu không thể kiểm soát được cảm xúc dẫn đến tức giận vô cớ.
Bà bầu tức giận do căng thẳng
Bà bầu dễ tức giận cũng một phần là do căng thẳng, áp lực tài chính và công việc. Thực tế, trong suốt thai kỳ cho đến lúc sinh tiêu tốn của gia đình rất nhiều tiền. Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ dễ lo lắng nếu tài chính gia đình không ổn định.
Ngoài ra, có một số mẹ bầu khi mang thai thể trạng yếu phải nghỉ làm ở nhà và không được tự do thoải mái như xưa và không được người bạn đời quan tâm khiến mẹ bầu khó kiểm soát được cảm xúc và trở nên bi quan, chán nản, căng thẳng, nóng nảy và dễ tức giận trong suốt thời gian mang thai.

Các tác hại do tức giận khi mang thai gây ra
Bà bầu tức giận khi mang thai dễ dẫn đến sinh non
Bà bầu tức giận khi mang thai có thể gây ra tác động bất lợi đối với thai nhi, chẳng hạn như sảy thai, sinh non, quá trình sinh nở gặp vấn đề.
Bà bầu tức giận khi mang thai con dễ bị chậm tăng trưởng
Những cảm xúc tiêu cực từ mẹ có thể gây kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi bào thai bị giảm. Hậu quả là thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung và nguy cơ mẹ bị tiền sản giật.
Bà bầu tức giận khi mang thai trẻ sinh ra dễ bị tăng động
Khi mẹ bầu bị nóng giận hay căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol và dopamine. Hai loại hormone này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai. Nó làm hệ thần kinh của trẻ không được ổn định, và nguy cơ trẻ bị tăng động giảm chú ý.
Bà bầu tức giận khi mang thai trẻ sinh ra có thể bị rối loạn hành vi
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra từ những người mẹ gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường.
Bà bầu tức giận khi mang thai ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này
Tâm trạng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến việc định hình thiên hướng tính cách của em bé. Những mẹ bầu tức giận, cáu gắt thường xuyên sẽ sinh con dễ nổi giận. Các thai phụ hay bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…

Kiểm soát cảm xúc khi mẹ bầu tức giận
Cách giúp mẹ bầu làm chủ được cảm xúc khi mang thai:
- Thư giãn: Tập hít thở sâu, luôn nhắc mình “hãy bình tĩnh, bình tĩnh” khi có việc bất ý. Mỗi sáng thức dậy dành khoảng 10 phút tĩnh tâm. Nếu cần, hãy tham gia một số lớp tập thể thao, yoga…
- Thay đổi cách nghĩ: Khi quá giận, đừng la hét, hãy tránh đi việc/người làm mình tức giận trong thời gian ngắn, và không nghĩ đến việc vừa xảy ra.
- Bày tỏ lo âu, sợ hãi của mình cho người mình tin tưởng.
- Ngừng lo lắng: Vì khi lo lắng thái quá, người ta càng khó kiểm soát cơn giận của mình. Suy nghĩ những điều tích cực.
- Lên kế hoạch: Lập kế hoạch cả công việc lẫn tài chính cho việc sinh con; thậm chí kế hoạch trong ngày sẽ đi đâu, làm gì. Đừng quên việc ăn uống đầy đủ, thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Nóng giận khi mang thai là tình trạng khó tránh khỏi, đặc biệt là trong thời gian đầu thai kỳ. Tuy nhiên để hạn chế các tác hại đối với sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu cần kiểm soát cảm xúc trong thời gian sớm nhất. Bản thân các thai phụ nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, rèn luyện và giải trí thích hợp giữ suy nghĩ tích cực để có một thai kỳ khỏe mạnh.