Nứt hậu môn là bệnh được đặc trưng bởi một vết loét nông giống như một vết rách ở ống và rìa hậu môn. Bệnh gặp khá nhiều, đứng thứ ba sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng làm người bệnh đau đớn khi đi cầu.
Nứt hậu môn là bệnh gì?
Vết nứt hậu môn là một vết cắt nhỏ hoặc rách ở niêm mạc hậu môn. Các vết nứt trên da gây ra đau dữ dội và có thể chảy máu đỏ tươi trong và sau khi đi tiêu. Đôi khi, vết nứt có thể đủ sâu để lộ các mô cơ bên dưới.
Thực tế, nứt hậu môn thường là một tình trạng nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, và thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đây là nhóm tuổi dễ bị táo bón nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
- Đi cầu khối phân lớn hoặc cứng.
- Táo bón và rặn nhiều khi đi cầu.
- Tiêu chảy mãn tính.
- Giao hợp qua đường hậu môn.
- Sinh con.
- Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng.
Trong trường hợp hiếm, bệnh có thể phát triển do:
- Ung thư trực tràng.
- HIV.
- Lao.
- Giang mai.
- Herpes.
Yếu tố nguy cơ
- Trẻ em: nhiều trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không có nguyên nhân.
- Người lớn tuổi : nhiều người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn trực tràng.
- Táo bón: rặn nhiều khi đi cầu và phân quá cứng tăng nguy cơ bị nứt hậu môn.
- Hậu sản: nứt hậu môn thường xảy ra vối phụ nữ trong thời kì hậu sản, có lẽ do ăn uống quá kiêng khem gây táo bón.
- Bệnh Crohn’s.

Triệu chứng khi bị nứt hậu môn
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Đau, đôi khi đau dữ dội khi đi tiêu.
- Đau sau khi đi tiêu có thể kéo dài nhiều giờ.
- Có máu đỏ tươi lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiêu.
- Ngứa hoặc rát quanh vùng hậu môn.
- Một vết nứt có thể nhìn thấy trên vùng da quanh hậu môn.
- Da thừa hoặc nhú hậu môn phì đại trên vùng da quanh vết nứt.
Các biến chứng của bệnh nứt hậu môn:
- Chuyển sang mạn tính: Vết nứt hậu môn không lành trong vòng tám tuần được coi là mãn tính.
- Tái phát: Khi bạn đã từng bị nứt hậu môn, bạn rất dễ có nguy cơ bị tái phát.
- Vết nứt hậu môn lan tới cơ thắt vòng hậu môn, làm cho vết nứt hậu môn khó lành hơn.
- Áp xe hậu môn và rò hậu môn.
Cách điều trị bệnh
Bạn có thể điều trị nứt hậu môn tại nhà giúp thúc đẩy chữa bệnh và giảm các triệu chứng khó chịu bằng cách:
- Sử dụng thuốc làm mềm phân không kê đơn.
- Uống nhiều nước.
- Bổ sung chất xơ và ăn nhiều thực phẩm nhiều chất xơ, như trái cây và rau củ.
- Tắm ngồi để thư giãn các cơ hậu môn, giảm kích ứng và tăng lưu lượng máu đến vùng hậu môn.
- Bôi thuốc mỡ nitroglycerin để thúc đẩy lưu lượng máu đến khu vực hoặc kem hydrocortison để giúp chống viêm. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Dùng thuốc giảm đau tại chỗ, chẳng hạn như lidocaine, vào hậu môn để giảm bớt sự khó chịu.

Phương pháp phòng ngừa bứt hậu môn
Để giảm các nguy cơ mắc phải căn bệnh nứt kẽ hậu môn chúng ta nên duy các thói quen sinh hoạt tốt như:
- Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và tăng lưu lượng máu đến tất cả các phần của cơ thể có thể thúc đẩy chữa nứt hậu môn.
- Tránh rặn quá mức trong khi đi vệ sinh. Rặn tạo ra áp lực gây ra vết rách mới hoặc rách vết nứt hậu môn đã lành. Bạn nên sắp xếp thời gian mỗi ngày để đi vệ sinh thoải mái nhất.
- Luôn giữ khu vực hậu môn khô thoáng và vệ sinh đúng cách. Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc nước ấm để làm sạch .
- Duy trì một thói quen đại tiện đúng giờ.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin và chất xơ cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả đặc biệt là các loại củ có lợi cho hệ tiêu hóa như: khoai lang, khoai môn,…
- Nên chữa dứt điểm các bệnh về tiêu hóa như ỉa chảy hay chứng táo bón.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Nứt hậu môn không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Điều trị nứt hậu môn không phức tạp nhưng cần phải can thiệp sớm để bệnh nhân sớm quay trở lại nếp sống sinh hoạt bình thường và tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám và thay đổi lối sống khoa học để tránh xa bệnh tật, loại bỏ biến chứng rủi ro cho bản thân mình nhé!