Ợ nóng là một triệu chứng trào ngược của dạ dày, xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược vào thực quản. Cảm giác ợ nóng thay đổi tùy theo mỗi người nhưng đều có điểm chung là gây khó chịu ở ngực và vùng xương ức.
Ợ nóng là gì?
Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực.
Triệu chứng này thường xuất phát từ cơ trơn thực quản, sau đó lan dần lên vùng cổ họng và sau mang tai. Ợ nóng có thể gây đau khi bệnh nhân nằm, uốn cong cơ thể. Sau khi ợ nóng, người bệnh có thể thấy đắng miệng hoặc chua miệng.
Nguyên nhân gây bệnh
Ợ nóng thực tế không phải là bệnh lý, đây là triệu chứng của bệnh tiêu hóa hoặc vấn đề sức khỏe liên quan như:
- Ợ nóng do ăn nhiều chất béo, ăn quá no: Ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều chất béo khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày dễ sinh khí, tăng áp suất khi 1 phần hơi bị đẩy ra ngoài qua đường thực quản.
- Ợ nóng do ăn thực phẩm kích thích: Thực phẩm kích thích khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn. Cùng với rối loạn tiêu hóa, nhất là ở những người cơ vòng thực quản giãn, khí hơi cùng acid dư thừa dễ dàng bị đẩy lên thực quản.
- Ợ nóng do viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày rất khó điều trị dứt điểm, đầu mút thần kinh cũng bị kích thích, rối loạn hoạt động dẫn đến dịch vị dạ dày và acid trào ngược gây ợ nóng.
- Ung thư dạ dày: Ợ nóng có thể là 1 triệu chứng không đặc trưng của ung thư dạ dày, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu, thường xuyên nôn,…
- Sỏi mật: Sỏi mật khiến quá trình tiết dịch mật bị rối loạn, thực phẩm cơ thể nạp vào không được tiêu hóa tốt gây ra tình trạng ợ nóng, trào ngược.
- Trào ngược dạ dày, thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản gây ra triệu chứng ợ chua, tức ngực,…
Ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp ở phụ nữ mang thai khi thai nhi lớn gây sức ép cho vùng bụng, đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Như vậy, muốn giảm chứng ợ nóng thì cần tìm ra chính xác nguyên nhân và điều trị.

Triệu chứng ợ nóng
- Sau bữa ăn quá no, sau bữa ăn tối.
- Người bị bệnh thường cảm thấy đau ở ngực rồi lên đến cổ họng sau đó lan lên miệng và quai hàm.
- Có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, vị giác giảm.
- Đau nhiều hơn sau khi nằm hoặc ngồi xuống.
Khắc phục tình trạng ợ nóng
Mẹo dân gian cải thiện ợ chua rát cổ họng
Một số mẹo dân gian phổ biến giúp cải thiện hiện tượng ợ chua và nóng cổ là:
- Sử dụng trà gừng giảm cảm giác nóng rát ở cổ khó chịu. Cụ thể uống từng ngụm trà gừng tươi. Hoặc thái lát mỏng gừng tươi trộn cùng mật ong và ngậm trong họng.
- Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong sẽ giúp làm lành nhanh các vết loét của dạ dày. Bạn nên uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng trước khi ăn. Cách pha như sau: dùng 1 – 2 thìa tinh bột nghệ trộn với mật ong, sau đó hòa tan tất cả bằng 500ml nước.
- Sử dụng cam thảo giúp điều hòa hệ thần kinh. Do đó, bạn nên dùng thảo dược này để pha trà hoặc ngậm trong miệng 20 phút mỗi ngày, để giảm trào ngược acid, giảm nóng cổ họng ợ chua.
Thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi
Để cải thiện chứng ợ chua và nóng cổ khó chịu, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau:
- Thay đổi tư thế ngủ: kê cao đầu trước khi ngủ, nên nằm nghiêng về phía bên trái. Đồng thời, bạn nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Thay đổi thói quen tập thể dục: đi bộ mỗi ngày, thường xuyên tập các bài yoga nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi bị ợ chua bạn nên tránh các động tác gập bụng, đảo ngược tư thế.
- Nghỉ ngơi, tránh áp lực hay làm việc quá sức.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý. Hạn chế mỡ thừa nhằm làm giảm áp lực lên xoang bụng.
- Không sử dụng chất kích thích như: Nicotin – chất làm giãn cơ vòng thực quản dưới.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra cân nặng, tránh để bị tăng cân để giảm áp lực lên dạ dày gây sản sinh nhiều axit.
- Hạn chế mặc quần áo quá chật sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng.
- Tránh ăn các loại thức ăn liệt kê ở trên vì chúng là những yếu tố tác nhân gây ợ nóng.
- Không nằm ngay sau khi ăn ít nhất là 3 tiếng.
- Không ăn ngay trước khi đi ngủ.
- Ăn nhiều bữa với khẩu phần nhỏ.
- Nâng đỡ đầu bằng gối khi ngủ.
- Tránh hút thuốc để giữ cho thực quản làm việc hiệu quả.
Ợ nóng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng ợ nóng kéo dài, bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khỏe sớm để có giải pháp điều trị phù hợp. Vậy nên, người bệnh không nên chủ quan có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt một cách khoa học để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé.