Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính là đối tượng cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt bởi tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp. Chế độ dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe, kiểm soát bệnh tốt hơn.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, thì việc tìm hiểu “người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì” cũng rất quan trọng. Bởi một số loại thực phẩm, nếu không lựa chọn cẩn thận có thể gây ra các vấn đề về đầy hơi, tạo khí… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Thực phẩm giàu protein
Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất lượng cao, chẳng hạn như thịt các loài động vật ăn cỏ, thịt gia cầm, trứng và cá – đặc biệt các loại cá có nhiều chất béo như cá hồi, cá thu, cá mòi.
Carbohydrate hỗn hợp
Bạn nên chọn các loại thực phẩm chứa carbohydrate hỗn hợp trong chế độ ăn. Những thực phẩm này có nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu kali
Ion kali có vai trò quan trọng đối với chức năng phổi. Thiếu hụt kali có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu kali như: các loại rau xanh lá đậm, bơ, măng tây, cà chua, củ dền, chuối, cam…
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Người bệnh nên ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E giúp tăng cường các yếu tố dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Chất béo tốt cho sức khỏe
Khi chọn chế độ ăn nhiều chất béo, thay vì chọn thực phẩm chiên, bạn hãy chọn đồ ăn nhẹ và có chất béo như bơ, các loại hạt, dừa và dầu dừa, ô liu và dầu ô liu, cá béo, phô mai. Những thực phẩm này giúp cung cấp dinh dưỡng tổng thể nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn dùng trong thời gian dài.
Uống đủ nước
Bên cạnh các thực phẩm có lợi, việc cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cơ thể (từ 2-3 lít mỗi ngày) có tác dụng hạn chế táo bón, giúp các chất nhầy trở nên loãng và dễ dàng loại bỏ hơn khi ho, khạc.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì?
Sô cô la
Sô cô la có chứa caffeine, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến thuốc bạn đang sử dụng. Bạn cần kiểm tra với bác sĩ để tìm hiểu liệu bạn có nên tránh hay hạn chế ăn hoặc uống sô cô la hay không.
Thực phẩm chiên
Thực phẩm chiên, có nhiều dầu mỡ sẽ gây ra đầy hơi, khó tiêu. Thực phẩm có nhiều gia vị cũng gây khó chịu và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Vậy nên, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này nhiều nhất có thể.
Các loại rau và cây họ đậu
Cải bắp, cải Brussel, bắp (ngô), súp lơ, đậu lăng, tỏi tây, hành… có thể tạo khí gas, gây ra tình trạng đầy hơi khi sử dụng. Do đó, người bệnh COPD nên kiêng các loại rau này trong chế độ ăn của mình.
Một số loại trái cây gây đầy hơi
Có một số trái cây như táo, mơ, đào,… có thể gây đầy hơi, ảnh hưởng hô hấp của bệnh nhân COPD. Bạn có thể sử dụng trái cây ít lên men như các loại quả mọng: nho, việt quất, dứa, dâu tây,…

Những lưu người bệnh COPD
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Bạn hãy thử ăn 5–6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn. Ăn các bữa ăn nhỏ giúp bạn tránh làm đầy dạ dày quá mức và để cho phổi đủ chỗ để mở rộng, làm cho việc thở dễ dàng hơn.
Ăn bữa chính sớm hơn
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nên cố gắng dùng bữa chính sớm nhất có thể khi bắt đầu một ngày mới. Điều này giúp bạn có thêm nhiều năng lượng để hoạt động trong suốt cả ngày dài.
Tư thế ngồi ăn
Tư thế khi ăn cũng là một điều mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng cần lưu ý. Khi ăn, bạn nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thẳng lưng để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây ra tình trạng khó thở. Khi ăn, người bệnh COPD nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thoải mái để tránh gây quá nhiều áp lực lên phổi.
Điều quan trọng khi bạn mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là phải chú ý đến sức khỏe tổng thể của bản thân. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn cần thay đổi chế độ ăn với các bữa ăn gia tăng hàm lượng chất béo hơn, giúp quản lý các triệu chứng và giảm thiểu các biến chứng COPD.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tuân thủ theo chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Đồng thời tiếp tục điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.