Bệnh phong thấp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến người bệnh phải ám ảnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp để hỗ trợ đẩy lùi bệnh. Vậy bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì và nên bổ sung gì trong thực đơn hàng ngày. Dưới đây là những gợi ý hữu ích.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phong thấp
Mặc dù thay đổi chế độ dinh dưỡng không hoàn toàn ngăn chặn hoặc chữa khỏi bệnh phong thấp. Nhưng một chế độ ăn hợp lý giúp bạn phần nào cải thiện được những triệu chứng của bệnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh phong thấp được khuyến cáo bao gồm:
- Nên ăn nhiều ngũ cốc, các loại hạt.
- Ăn nhiều hơn rau xanh, trái cây.
- Ngũ cóc, hạt, rau xanh và trái cây nên chiếm khoảng ⅔ lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn chính.
- Ưu tiên sử dụng chất béo không bão hoà.
- Giảm sử dụng chất béo bão hoà (mỡ động vật,..).
- Giảm lượng đường.
- Rượu bia nên được hạn chế.
- Ăn đầy đủ ba bữa mỗi ngày, tránh bỏ bữa. Có thể ăn thêm một vài bữa nhẹ trong ngày.
Phong tê thấp kiêng ăn gì?
Khi gặp các tổn thương về thấp khớp, người bệnh cần chú ý đến thói quen ăn uống, trong đó phải kiêng khem hoặc giảm bớt trong khẩu phần ăn những loại thực phẩm sau đây:
Hạn chế thực phẩm quá nhiều đạm
Thức ăn giàu đạm có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người bị bệnh phong thấp thì ngược lại. Chất giàu đạm sau khi được cơ thể chuyển hóa sẽ sinh ra một số chất tác dụng không tốt đến khớp.
Các món ăn cay
Thức ăn chứa nhiều tiêu, ớt hay các gia vị cay khác có thể làm tăng thân nhiệt. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương trong khớp và làm tăng tình trạng nóng đỏ tại khớp bị bệnh.
Bệnh phong thấp kiêng ăn thực phẩm giàu Gluten
Người bệnh khi sử dụng thực phẩm giàu Gluten làm cho tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp tăng lên. Ngoài ra còn giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị khi áp dụng.
Các loại thực phẩm giàu Gluten thường gặp là: Lúa mì, ngũ cốc, lúa mạch đen, khoai tây, nước ngọt, chất tạo ngọt thực phẩm.

Phong tê thấp nên ăn gì?
Ăn lá lốt tốt cho người bệnh phong thấp
Nếu đang phân vân không biết người mắc bệnh phong thấp nên ăn gì thì lá lốt chính là một gợi ý hữu ích. Loại rau gia vị này có tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm đau nên được y học cổ truyền sử dụng như một phương thuốc điều trị bệnh phong thấp tự nhiên.
Các loại hạt
Các loại hạt, chẳng hạn như hướng dương, hạt bí, vừng, đậu xanh, hạt lanh, hạt óc chó… đặc biệt chứa nhiều canxi. Chất này rất cần thiết cho sức khỏe của xương khớp, đặc biệt là cho bệnh nhân bị phong thấp.
Thực phẩm giàu vitamin C
Phong tê thấp nên ăn gì? Vitamin C là một chất có ác dụng chống viêm, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc tăng cường bổ sung chất này sẽ giúp ức chế phản ứng viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương tại khớp.
Thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào
Chúng ta đều biết, canxi là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp. Đặc biệt khi đang bị phong thấp, người bệnh càng phải bổ sung thêm chất này để đẩy nhanh tốc độ tái tạo của các mô sụn bị tổn thương và giúp cho xương khớp được cứng cáp, có khả năng chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.
Chất xơ
Ăn nhiều chất xơ cũng rất quan trọng. Chất xơ giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm. Các xơ dễ dàng tìm thấy trong các loại rau xanh. Khi sử dụng rau xanh bạn vừa được bổ sung chất xơ, vừa bổ sung thêm rất nhiều loại vitamin cần thiết khác.
Ăn dứa giảm sưng đau do phong thấp
Nghiên cứu khoa học hiện đại đã phát hiện ra một loại hoạt chất quý trong dứa có thể hữu ích cho người bị viêm khớp nói chung cũng như các trường hợp bị phong thấp nói riêng. Đó chính là enzym bromelain.
Ngoài tác dụng kích thích tiêu hóa, enzym Bromelain còn giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh phong thấp bằng cách giảm sưng, xoa xịu cơn đau ở khu vực bị tổn thương.
Động vật có vỏ
Các loại động vật có vỏ đặc biệt chứa nhiều canxi và kẽm. Nếu như canxi cần thiết cho quá trình tái tạo xương khớp thì kẽm lại đóng vai trò như một chất chống viêm, làm nhanh lành tổn thương bên trong khớp và kích thích tái tạo collagen giúp các mô sụn có khả năng đàn hồi tốt hơn.
Ăn lá lốt tốt cho người bệnh phong thấp
Nếu đang phân vân không biết người mắc bệnh phong thấp nên ăn gì thì lá lốt chính là một gợi ý hữu ích. Loại rau gia vị này có tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm đau nên được y học cổ truyền sử dụng như một phương thuốc điều trị bệnh phong thấp tự nhiên.
Uống nhiều nước
Cùng với việc bổ sung các thực phẩm có lợi trong thực đơn ăn uống hàng ngày, người bệnh cần uống nhiều nước hơn bình thường. Lượng nước sử dụng trong ngày ít nhất là 2 lít. Ngoài nước lọc thì có thể uống nước trái cây hay nước luộc rau củ quả để bổ sung các dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

Phòng tránh bệnh phong thấp bằng cách nào?
Bệnh phong thấp gây ra tình trạng đau đớn và sưng tấy ở các khớp. Bệnh còn gây ra hiện tượng tê cứng vào mỗi buổi sáng đầu ngày. Những điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh. Do đó, chúng ta cần phải xem trọng việc phòng ngừa bệnh hơn là chỉ nhắm vào việc điều trị.
Để phòng ngừa bệnh phong thấp, chúng ta nên:
- Ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày.
- Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, đúng cách, đều đặn.
- Bổ sung canxi cho cơ thể từ những nguồn như hải sản, sữa tươi, canh súp hầm xương,…
- Bổ sung hormone estrogen và testosterone từ các thức ăn hàng ngày.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ và các thực phẩm giàu vitamin như trái cây, nước ép rau quả.
- Hạn chế thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt, nước có gas.
Bên cạnh những loại thực phẩm nên kiêng, việc kiên trì sử dụng các loại thực phẩm tốt cho cơ thể, kèm theo đó là tránh thực phẩm gây viêm, sưng để bệnh phong thấp nhanh chóng phục hồi hơn. Đồng thời, kết hợp cuộc sống khoa học và tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Leave a reply