Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn, là hệ cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng của cơ thể. Vì vậy, khi có bất thường xảy ra như phù bạch huyết sẽ kéo theo nhiều bệnh lý phức tạp khác.
Phù mạch bạch huyết là bệnh gì?
Phù bạch mạch, còn được gọi là phù mạch bạch huyết. Phù bạch mạch có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường. Phù bạch mạch ở chân đôi khi được gọi là bệnh phù chân voi vì chân phù lớn như bàn chân voi.
Phù bạch mạch được xem như là một tình trạng không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị ung thư (ví dụ như điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt cũng như sarcoma và melanoma).
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân là do dịch bạch huyết không thể lưu thông bình thường. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:
- Nguyên phát: Dạng này hiếm gặp do những rối loạn phát triển, thường gặp ở độ tuổi 20.
- Thứ phát: Bệnh do bởi một bệnh khác như bệnh truyền nhiễm (liên cầu khuẩn, giun) hay những tổn thương từ chấn thương do xạ trị bệnh ung thư. Loại ung thư hay gặp phải là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, u hạch bạch huyết.
Phù bạch huyết di chứng vĩnh viễn về sau nếu không phòng ngừa, phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh
Phù mạch bạch thường xảy ra ở những đối tượng sau:
- Mắc ung thư hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư.
- Đã từng phẫu thuật và có vùng mổ lớn.
- Tiếp xúc với chất độc hại, chất phóng xạ lâu.
- Mắc vảy nến, viêm khớp dạng thấp hay các bệnh tự miễn khác.
- Điều kiện sống thiếu vệ sinh.
- Béo phì.
- Người lớn tuổi.

Triệu chứng phù bạch huyết
Những dấu hiệu và triệu chứng của phù bạch huyết thường xảy ra ở cánh tay bị đau hay chân, bao gồm:
- Sưng một phần hoặc toàn bộ cánh tay hoặc chân, bao gồm cả ngón tay hoặc ngón chân.
- Phụ nữ từng xạ trị ung thư vú có thể phù tay.
- Nam giới bị tắc nghẽn mạch bạch huyết do ung thư tuyến tiền liệt di căn có thể phù chân.
- Sưng không đau đớn nhưng kéo dài.
- Những phần cơ thể khác như các cơ quan sinh dục ngoài hay mặt cũng có thể phù.
- Chân bị phù trông như chân trâu và giống thân cây vì mắt cá chân bị phù. Bàn chân có hình vuông khi phù ngón chân.
- Phù bạch huyết gây ra do điều trị ung thư có thể không xảy ra cho đến tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị.
Hậu quả của phù bạch huyết
Căn bệnh này có thể khiến cánh tay hoặc chân dễ bị nhiễm trùng, bao gồm:
- Viêm mô tế bào: Vi khuẩn lây nhiễm trên da khiến cánh tay hoặc chân bị viêm mô tế bào nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
- Nhiễm trùng các mạch bạch huyết: Bất kỳ thương tích nào cũng có thể gây nhiễm trùng. Biến chứng là các điểm phù lan rộng. Đây có thể là kết quả của các trường hợp mạch bạch huyết bị phù nghiêm trọng nhưng không được điều trị.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
- Siêu âm Doppler mạch máu: Là phương pháp nhanh, chính xác để xác định tổn thương tại nơi bị phù.
- Chụp cộng hưởng từ: Xem xét các mô và đặc điểm của phù.
- Chụp vi tính cắt lớp: Hiển thị các khu vực bị tắt nghẽn của hệ bạch huyết.
- Hình ảnh hạt nhân phóng xạ: Dùng thuốc nhuộm phóng xạ để quan sát toàn bộ hệ bạch huyết. Tuy nhiên, hiện phương pháp này ít phổ biến tại Việt Nam vì đòi hỏi kỹ thuật cao.
Biện pháp điều trị phù bạch huyết
Bệnh phù bạch mạch không thể chữa khỏi. Điều trị tập trung vào việc giảm sưng và kiểm soát cơn đau. Phương pháp điều trị phù bạch mạch bao gồm:
Các bài tập
Di chuyển cánh tay, chân bị ảnh hưởng để khuyến khích dịch bạch huyết lưu thông. Khi luyện tập không nên làm quá sức mà chỉ nên co nhẹ nhàng các cơ.
Băng nơi bị tổn thương
Quấn băng quanh toàn bộ chi bị tổn thương sẽ tạo ra áp lực đẩy dịch bạch huyết chảy ngược vào trong chi và thân. Khi quấn, phải quấn chặt ngón tay, ngón chân và lỏng dần khi di chuyển tới cánh tay, cánh chân.
Massage
Massage có thể dẫn dòng chảy của bạch huyết di chuyển nhẹ nhàng đến các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể dùng phương pháp này. Nếu vùng da bị nhiễm trùng, có cục máu đông thì tránh xoa bóp. Nếu đang mắc ung thư thì nên tránh massage vào vùng đã xạ trị.
Nén khí
Tức dùng máy bơm gắn vào quần áo nơi vùng bị tổn thương rồi căng hơi ống tay áo, gây áp lực để di chuyển dịch bạch huyết từ ngón tay, ngón chân giúp giảm sưng ở cánh tay, chân.
Đồ may mặc nén
Bao gồm áo dài tay hay vớ để nén cánh tay, chân. Phương pháp này thường được các bác sĩ khuyên sử dụng sau khi đã giảm sưng ở tay hoặc chân bằng những phương pháp khác.
Phẫu thuật
Nếu bị phù bạch huyết trầm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để cắt bỏ mô thừa trong cánh tay hoặc chân. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng chỉ làm giảm sưng nặng, không thể điều trị dứt điểm.

Phòng ngừa phù mạch bạch huyết
Để không mắc căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên thực hiện những phương pháp sau:
- Bảo vệ cánh tay hoặc chân: Tránh chấn thương cho chi bị ảnh hưởng. Các vết cắt, vết trầy xước và vết bỏng có thể bị nhiễm trùng. Nếu có thể, tránh các thủ tục y tế, chẳng hạn như lấy máu và tiêm chủng.
- Thư giãn cánh tay hoặc chân trong khi phục hồi: Sau khi điều trị ung thư, tập thể dục kéo dài được khuyến khích. Cần tránh hoạt động gắng sức cho đến khi hồi phục sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Tránh nóng trên cánh tay hoặc chân: Đừng chườm đá hoặc ấm. Nhiệt độ thay đổi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Kê cao chi: Đặt chân tay lên mức cao giúp dịch bạch huyết dễ dẫn lưu về cơ thể hơn.
- Tránh quần áo chật.
- Giữ cho cánh tay hoặc chân sạch sẽ.
Phù mạch bạch huyết là bệnh lý rất thường gặp ở những bệnh nhân ung thư. Tuy không thường gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh khiến chất lượng cuộc sống giảm. Bệnh chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên có thể khống chế tốt. Chăm sóc và thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi chức năng là cách để kiểm soát phù mạch bạch huyết.
Leave a reply