Polyp dạ dày thường được tìm thấy một cách tình cờ trong quá trình nội soi đường tiêu hóa trên vì một bệnh lý khác và chỉ trong những trường hợp rất hiếm hoi mới gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị, đưa ra hướng quản lý thích hợp cho các polyp dạ dày rất quan trọng, vì một số polyp có thể là tiềm năng của bệnh ác tính.
Polyp dạ dày là gì?
Polyp dạ dày là các khối u của các tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Những polyp này khá hiếm và thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào.
Dạ dày đóng vai trò quan trọng khi tiêu hóa thức ăn. Trong dạ dày có rất nhiều axit để tiêu diệt vi khuẩn và phân cắt thức ăn thành từng mảnh nhỏ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Lớp trong cùng của dạ dày gọi là biểu mô. Nếu tế bào biểu mô của dạ dày hoạt động và phát triển bất thường có thể sẽ tạo ra polyp dạ dày.
Polyp dạ dày là các khối tế bào hình thành trên lớp lót của dạ dày và có hình dạng giống như những khối u lồi (hình tròn hoặc hình elips).
Nguyên nhân gây bệnh polyp dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh polyp dạ dày. Những nguyên nhân sau đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh polyp dạ dày:
- Viêm dạ dày mãn tính: Người ta tin rằng bệnh này có thể gây ra polyp dạ dày. Nếu viêm dạ dày là nguyên nhân, các polyp thường được bác sĩ loại bỏ.
- Bệnh đa polyp tuyến gia đình: Hội chứng di truyền hiếm gặp này có thể gây ra polyp.
- Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc dạ dày nhất định: Polyp thường gặp ở những người thường xuyên uống thuốc ức chế bơm proton để điều trị tiết dịch axít dạ dày. Những polyp này nói chung nhỏ và không ảnh hưởng nhiều.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp dạ dày
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp dạ dày bao gồm:
- Tuổi – polyp dạ dày phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
- Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn.
- Đa polyp tuyến gia đình – hội chứng di truyền hiếm gặp.
- Thường xuyên sử dụng các chất ức chế bơm proton như Nexium, Prilosec và Protonix.
Triệu chứng khi bị polyp dạ dày
Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi một polyp dạ dày to lên, vết loét mở có thể phát triển trên bề mặt của nó. Hiếm khi, polyp có thể chặn đường thông giữa dạ dày và ruột non. Nếu tắc nghẽn xảy ra, các dấu hiệu và triệu chứng polyp dạ dày bao gồm:
- Đau bụng hoặc đau khi bấm bụng.
- Buồn nôn, nôn ói, ói mửa.
- Có máu ở phân, thiếu máu mãn tính.
- Một số triệu chứng khi tắc nghẽn dạ dày: nôn ói dữ dội, tụt cân không rõ nguyên do.
- Biểu hiện của tiền ung thư khi polyp tiến triển thành ung thư.
Biện pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán polyp dạ dày
Chẩn đoán polyp dạ dày bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:
- Nội soi dạ dày: Sử dụng một ông nội soi dài có gắn camera để quan sát bên trong dạ dày và tìm kiếm polyp.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một phần mô nhỏ trong polyp để kiểm tra tế bào ung thư.
Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Những phương pháp điều trị bệnh polyp dạ dày
Tùy thuộc vào loại polyp dạ dày, một số cách chữa polyp dạ dày điều trị được khuyến cáo như:
- Polyp nhỏ không phải là u tuyến: Các polyp này có thể không cần điều trị. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi định kỳ.
- Polyp lớn: Những polyp này có thể cần phải được loại bỏ để ngăn ngừa tắc nghẽn. Hầu hết các polyp dạ dày có thể được loại bỏ khi nội soi.
- U tuyến: Những khối u này có thể trở thành ung thư và thường được loại bỏ khi nội soi.
- Polyp liên quan đến đa polyp tuyến gia đình: Những polyp này được loại bỏ vì chúng có thể trở thành ung thư.
Biện pháp phòng ngừa polyp dạ dày
Một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển polyp dạ dày và giảm thiểu nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Các bước phòng ngừa bao gồm:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
- Tránh tình trạng béo phì.
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Hạn chế ăn chất béo và thịt có màu đỏ.
- Bổ sung thêm calcium từ thức ăn và sữa.
- Hạn chế tiêu thụ rượu.
- Không sử dụng thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Polyp dạ dày là những khối tăng trưởng bất thường tại lớp niêm mạc trong thành dạ dày. Nguyên nhân gây ra polyp dạ dày hiện vẫn chưa rõ, mặc dù không gây ra triệu chứng gì nhưng một số trường hợp có thể tiến triển đến ung thư. Do đó, việc thăm khám định kỳ và tầm soát, nhất là các đối tượng từ tuổi trung niên hay có nguy cơ cao, là cần thiết để điều trị sớm và cải thiện dự hậu về lâu dài.