Polyp (được gọi là u tuyến) có nhiều khả năng trở thành ung thư, trong khi những loại khác (polyp tăng sản hoặc viêm) hầu như không có cơ hội trở thành bệnh lý ác tính trong tương lai.
Polyp hậu môn là bệnh gì?
Polyp hậu môn trực tràng xuất hiện tại từng vị trí tương ứng trong ruột kết hoặc trực tràng, được ước tính xảy ra với ít nhất 30%. Tuy nhiên, polyp hậu môn trực tràng cũng có thể xảy ra với ước tính khoảng 12% ở những trẻ bị chảy máu đường ruột.
Hầu hết các trường hợp phát hiện thấy polyp hậu môn trực tràng đều vô hại nhưng một số có thể phát triển thành ung thư về sau. Tuy nhiên, quá trình hóa thành bệnh lý ác tính vẫn có thể đòi hỏi mất nhiều năm.
Nguyên nhân gây bệnh
Polyp hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Do di truyền nhiễm sắc thể.
- Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
- Tình trạng táo bón kéo dài.
- Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ.
- Do cấu tạo hậu môn không bình thường.
- Chế độ ăn uống không khoa học.
- Tổn thương bên ngoài hậu môn.
- Người bị bệnh lao.
- Tắc tĩnh mạch ở hậu môn.

Triệu chứng của Polyp hậu môn
- Đại tiện ra máu.
- Đi ngoài ra phân lỏng.
- Đau bụng.
- Triệu chứng toàn thân.
- Chảy máu từ trực tràng.
- Sự thay đổi màu sắc của phân.
Biến chứng của bệnh
- Sa trực tràng.
- Nhiễm trùng hậu môn.
- Các vấn đề ở đường ruột.
- Phát triển thành ung thư hậu môn.
- Di truyền cho thế hệ sau.
Cách điều trị bệnh
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau:
Điều trị nội khoa
- Chỉ định hiệu quả với trường hợp mắc polyp nhẹ, ít polyp và không quá to.
- Sử dụng các loại thuốc đặc trị, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, làm tiêu khối polyp.
- Việc dùng thuốc, liều lượng điều trị phải được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, các khối polyp quá nhiều và lớn, đòi hỏi phải có sự can thiệp tiểu phẫu nhằm loại bỏ polyp.

Cách phòng bệnh Polyp hậu môn
Để phòng tránh bệnh Polyp hậu mộn các bạn nên tham khảo những phướng pháp dưới đây:
- Chế độ ăn uống phù hợp góp phần quan trọng trong việc phòng tránh bệnh Polyp hậu môn.
- Ăn nhiều nhau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng. Nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như khoai lang, rau lá xanh (rau cải bó xôi, rau cải xoăn) giúp làm mềm phân tự nhiên…
- Tránh xa các loại thực phẩm gây táo bón như ổi, chuối xanh… sẽ làm bệnh Polyp hậu môm thêm nghiêm trọng, gây đau đớn cho người bệnh.
- Sử dụng lô hội: Thêm 1 giọt gel lô hội vào cốc nước uống hàng ngày hoặc dùng trực tiếp nước ép lô hội có tác dụng nhuận tràng đáng kể.
- Uống nhiều nước, duy trì uống đủ 2 lít nước/ngày.
Polyp hậu môn là bệnh nguy hiểm nên việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh rất cần thiết. Để phòng ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra, người bệnh bị polyp hậu môn cần đi đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và tư vấn các biện pháp điều trị phù hợp. Điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống khoa học tăng cường sức đề kháng để cơ thể luôn được khỏe mạnh.