Vết rạn da là một dạng sẹo phát triển khi da bạn căng ra hoặc co lại quá nhanh. Sự thay đổi đột ngột này khiến collagen và elastin, hai loại protein cấu trúc da bị phá vỡ, làm xuất hiện vết rạn da.
Vết rạn da là gì
Tình trạng rạn da có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau, khiến bề mặt da kém mịn màng. Lúc đầu, bạn sẽ thấy những vệt có màu hồng hoặc đỏ, sau đó vết rạn da sẽ chuyển sang các đường rạch lõm màu trắng.
Không phải ai cũng có những vết rạn trên da. Nồng độ hormone dao động dường như đóng vai trò quan trọng. Một người có thể có nguy cơ cao bị rạn da nếu trong gia đình có người có tình trạng rạn da.
Biểu hiện của rạn da
Rạn da không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy mà chỉ biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da.
Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Biểu hiện lúc đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa, không đau. Thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, là lúc tạo vết rạn: có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần.
Nguyên nhân dẫn tới rạn da
Điểm qua một số nguyên nhân dẫn tới rạn da như sau:
- Khi bé gái hoặc bé trai có tốc độ tăng trưởng đột ngột khi vào tuổi dậy thì.
- Khi mẹ đang mang thai.
- Do di truyền, cân nặng thay đổi đột ngột.
- Tập các bài tập tăng kích thước cơ bắp.
- Dùng một số thuốc có tác dụng phụ.
- Khi trẻ bị béo phì, rạn da sẽ làm tích tụ quá nhiều lượng mỡ trong cơ thể.
- Khi trẻ tập các bài tập cải thiện thể chất.
- Trẻ sử dụng steroid trong một vài tuần, chẳng hạn như bệnh hen suyễn nặng.

Đối với phụ nữ và các bé gái, vết rạn da thường xuất hiện tại phần ngực, đùi (đặc biệt là phần trên của đùi), phần hông, bụng và mông. Bên cạnh đó, các bé trai cũng có thể bị rạn da tại các khu vực đó, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì, hoặc trẻ thường xuyên tập nâng tạ để phát triển cơ bắp nhanh chóng lớn hơn.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, một số lý do khác cũng có thể khiến bạn bị rạn da là:
- Vừa phẫu thuật.
- Dùng thuốc an thần.
- Mắc các loại bệnh sốt.
- Đang thực hiện hóa trị.
- Mắc hội chứng Marfan.
- Mắc hội chứng Cushing.
- Mắc bệnh gan mãn tính.
- Dùng thuốc corticosteroid.
- Dùng một số biện pháp tránh thai.
- Điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài.
Cách điều trị rạn da
Tập thể dục đều đặn
Bạn hãy khuyến khích con thường xuyên tập thể dục. Đây là một trong những cách tốt nhất để điều trị rạn da ở tuổi dậy thì của con. Tập thể dục giúp ngăn sự tăng cân và giảm mỡ. Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng điều hòa cơ thể và hạn chế sự phát triển của các vết rạn da.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ càng có lợi cho việc điều trị rạn da. Một làn da được cung cấp đủ nước sẽ trở nên mềm mại và làm mờ vết rạn. Do đó, tốt nhất, nên uống đủ 8 ly nước một ngày để có làn da khỏe mạnh.

Ăn các thực phẩm tốt
Việc ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh có chứa vitamin A và C sẽ rất tốt trong việc điều trị các vết rạn da. Thực phẩm giàu vitamin A và C giúp tạo collagen và elastin cho cơ thể. Đây là điều quan trọng để chữa vết rạn da. Vì vậy, khuyến khích các bạn ăn cam, bưởi, sữa, quả đào… để sản xuất collagen và elastin cho cơ thể.
Dùng kem thoa
Nếu thấy các vết rạn da mất nhiều thời gian để hồi phục, bạn có thể dùng thuốc trị rạn da có bán trên thị trường. Thuốc trị rạn da thường có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da. Hầu hết các loại thuốc trị rạn da tốt nhất trên thị trường đến từ thương hiệu uy tín đã được kiểm tra về độ an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào.
Các phương pháp điều trị tự nhiên
Bên cạnh các phương pháp điều trị nói trên thì nhiều người còn sử dụng các sản phẩm tự nhiên nhằm làm mờ các vết rạn nứt da. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây.
Sử dụng dầu dừa
Với các chị em thì dầu dừa là một trong những sản phẩm chăm sóc da khá quen thuộc. Dầu dừa có công dụng giữ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và nhanh lành vết thương, làm sáng da. Do đó, việc sử dụng dầu dừa thường xuyên sẽ là cách vô cùng đơn giản để làm mờ các vết rạn nứt trên da. Đồng thời, đây cũng là phương pháp bảo vệ da tránh bị khô khi thời tiết thay đổi, khắc phục hầu hết các vấn đề liên quan đến da.

Sử dụng lòng trắng trứng gà
Với thành phần giàu đạm, chất béo, Canxi, Photpho, Sắt và các loại Vitamin B2, B6, B8, lòng trắng trứng gà có tác dụng dưỡng da, làm mờ các vết rạn nứt hiệu quả. Hơn nữa, lòng trắng trứng gà còn được các chị em như một sản phẩm làm đẹp, tạo mặt nạ để chăm sóc da. Chính vì vậy mà để cải thiện vết rạn nứt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo có tác dụng phụ cho da hay không.
Sử dụng chanh tươi
Chanh là một trong các loại thực phẩm có rất nhiều công dụng bao gồm cả vấn đề làm mờ các vết thâm, rạn nứt trên da. Đồng thời, với thành phần acid tự nhiên trong chanh tươi sẽ bảo vệ vùng da bị nứt khỏi các các tác nhân như vi khuẩn, virus,… Bạn có thể pha nước cốt chanh với mật ong theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp vùng da bị rạn nứt, massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút, sau một thời gian bạn sẽ thấy các vết rạn da mờ dần.
Bổ sung chất chống oxy hóa bằng dầu ôliu
Quá trình oxy hóa sẽ tạo ra các gốc tự do có khả năng gây tổn hại tế bào và góp phần vào sự phát triển ung thư. Dầu ô liu có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa rất hiệu quả. Khi thoa lên da, các hoạt chất chống oxy hóa trong dầu ô liu có thể ngăn ngừa lão hóa da, cải thiện tình trạng vết rạn da hiện tại.
Do việc chữa trị bệnh rất khó nên hãy bắt đầu từ việc phòng bệnh bằng cách:
- Kiểm soát cân nặng của mình, không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc.
- Ăn uống hợp lý. Nên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. 2 loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
- Kết quả của những biện pháp điều trị chăm sóc da như trên còn phụ thuộc vào vùng da “lành” hay “dữ” mà quá trình “thay da” giúp làm mờ vết rạn da nhiều hay ít. Thông thường, chỉ có hiệu quả với những vết sẹo mới mà thôi còn với các vết rạn đã bị lâu rồi thì gần như không hiệu quả.
- Phụ nữ có thai nên đi khám bác sỹ để có được lời khuyên thích hợp cho việc dùng thuốc trị chống rạn da mà không để ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Rạn nứt da mặc dù là vấn đề ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng về thẩm mỹ lại khiến nhiều người thấy khó chịu, nhất là nữ giới. Bạn cần điều trị sớm để giúp bạn lấy lại nét trẻ trung cho làn da một cách hoàn toàn tự nhiên và thoát khỏi nỗi mặc cảm do làn da bị rạn một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó việc bổ sung các chất cần thiết tốt cho da không thể lơ là vì ăn uống không hợp lý sẽ gây hạ cho làn da, mất đi các sắc tố da làm da bị xấu đi.