Mọc răng khôn không có ý nghĩa gì về chức năng nhai bởi hàm răng 28 cái đã đủ để con người ăn uống thường ngày. Hơn nữa, răng nằm sâu bên trong hàm nên không mang ý nghĩa thẩm mỹ cao, hơn nữa còn có thể gây xô lệch mất thẩm mỹ.
Răng khôn là gì?
Răng khôn là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay nhổ.
Trong quá trình tiến hóa vài triệu năm của loài người bắt đầu từ vượn cổ, xương hàm của con người trở nên bé dần. Đến bây giờ, phần lớn hàm của người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
Nguyên nhân khiến răng khôn mọc
Nguyên nhân mọc răng khôn:
- Xu hướng mất cân đối giữa kích thước của răng và xương hàm.
- Răng mọc trệ nhất trong cung hàm.
- Răng khôn mọc lúc 18 – 25 tuổi, xương hàm không còn tăng trưởng nhiều và có độ cứng cao.
- Niêm mạc phủ dày và khá chắc.
- Thực phẩm ngày càng được chế biến mềm, nên xương hàm kém hoạt động nhai, nên dẫn đến hiện tượng kém phát triển.
Dấu hiệu nhận biết khi răng khôn mọc
Răng khôn mọc ở phần sâu nhất của hàm dưới, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. Khi mọc sẽ có những triệu chứng như:
- Nướu răng sưng tấy: Cũng giống như những chiếc răng khác, việc mọc chiếc răng thứ 8 cũng có thể khiến nướu sưng đỏ. Đối với răng khôn hàm dưới, dấu hiệu này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Còn đối với hàm trên, bạn có thể cảm thấy nướu bị sưng và tấy nhẹ.
- Đau nhức: Đau răng là triệu chứng phổ biến nhất. Cơn đau dữ dội hơn so với khi các răng khác mọc lên. Do lúc này xương hàm đã phát triển hoàn thiện và có độ cứng lớn nên khi răng khôn mọc lệch sẽ đau nhức hơn bình thường.
- Sốt, khó chịu: Sau một thời gian đau nhức và bị sưng tấy, nhiều người sẽ bị sốt, dù không sốt cao nhưng trạng thái sốt âm ỉ khiến cơ thể mệt mỏi. Răng bị đau khiến bệnh nhân không thể ăn uống thoải mái vì vậy cơn sốt thường kéo dài khiến bệnh nhân suy nhược.
- Đau đầu: Khi răng đau các dây thần kinh bị ảnh hưởng kéo lên vùng đầu khiến bệnh nhân bị đau đầu, tạo ra cảm giác thật sự rất khó chịu.

Biến chứng của răng khôn
Răng khôn mọc lệch lạc có thể gây ra nhiều biến chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:
- Làm lung lay răng kế cận: Răng khôn mọc ngang làm ảnh hưởng đến chân răng số 7, làm lung lay, thậm chí gây mất răng.
- Các bệnh về nướu, viêm nha chu: Khi thức ăn tích tụ lâu ngày ở các kẽ quanh răng khôn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu ngày sẽ gây ra các bệnh viêm nướu, viêm nha chu.
- Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm: Răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Tình trạng còn kéo theo cả việc sốt cao, nhiễm trùng.
- Gây đau nhức, khó vệ sinh: Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên gây khó khăn cho việc vệ sinh răng sạch sẽ, nhất là các trường hợp mọc kẹt, mọc lệch,… dẫn đến vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng này kéo dài sẽ gây sâu răng, viêm nhiễm và đau nhức.
- Khít hàm: thường kèm theo nhiễm trùng và xảy ra sau khi đợt viêm cấp tính, sưng tại vùng góc hàm, khó há ngậm miệng. Khó ăn nhai và cử động hàm rất đau.
- U nguyên bào men: Đây là trường hợp hiếm gặp và nếu gặp phải thì phương pháp điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
- Rối loạn phản xạ và cảm giác: Răng khôn mọc lệch chèn ép, gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Răng khôn còn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt.
Nên nhổ hay không nên nhổ răng khôn
Trường hợp nên nhổ răng khôn:
- Răng mọc lệch hàm làm cho răng cận kề bị đau và giảm chức năng nhai.
- Hàm bị tổn thương do có u nang xung quanh răng khôn.
- Răng mọc lệch làm xô lệch cả hàm.
- Xảy ra nhiễm trùng thường xuyên ở các mô mềm sau chân răng trong cùng.
- Có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh.
- Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh.
- Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng.
Trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng khôn:
- Sự xuất hiện của nó không gây hại cho răng số 7.
- Răng khôn không có sự bất thường về hình dạng.
- Răng mọc thẳng, khớp với răng đối diện tốt.
- Mắc các bệnh lý mạn tính nhứ: Rối loạn đông máu, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh thần kinh…
- Đang mang thai hoặc cho con bú.

Cách làm giảm đau răng khôn hiệu quả
Chườm đá
Chườm đá là một cách được nhiều người áp dụng để giảm đau khi mọc răng khôn. Tất cả những gì bạn cần làm là lấy một lượng đá viên vừa đủ, dùng khăn mềm quấn chặt rồi chườm lên vùng má bị sưng tấy và vùng mọc răng khôn mỗi ngày từ 2 -3 lần. Điều này sẽ làm cơn đau do mọc răng khôn sẽ giảm đi rất nhiều.
Đắp túi trà
Sử dụng túi trà để giảm đau khi răng khôn mọc lên là một cách dễ dàng thực hiện hàng ngày. Sở dĩ túi trà có tác dụng giảm đau là do trong túi trà có chứa một chất chống viêm rất tốt đó là axit tannic. Bạn chỉ cần ngâm túi trà, sau đó cho túi trà vào tủ lạnh, khoảng 23h sau đắp lên vùng nướu bị sưng tấy do mọc răng khôn, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Ngậm tỏi
Lấy 1 nhánh tỏi giã nát trộn với ít nước và vài hạt muối, sau đó dùng tăm bông nhúng vào dung dịch này thấm vào vùng răng đau để giảm đau.
Bạn cũng có thể tán nhuyễn tỏi trộn với vài hạt muối rồi đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng răng khôn đã mọc, cũng có tác dụng giảm đau tương tự như dung dịch tỏi.
Đinh hương
Đinh hương có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, gây tê nên khi sử dụng người bệnh không còn cảm thấy đau nhức gì nữa. Lấy 1 ít đinh hương và ngậm khoảng 5 – 10 phút hoặc giã nát đinh hương và dùng tăm bôi lên lợi và răng khôn để giảm đau cho cả răng và lợi.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối là một dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ cho răng. Bạn nên súc miệng nước muối hàng ngày, không chỉ khi đau răng để bảo vệ răng miệng của mình.
Răng khôn không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến răng miệng. Vậy nên, khi phát hiện các biểu hiện của bệnh hãy thăm khám ở cơ sở y tế uy tín để có quyết định nên nhổ hay không để đảm bảo sức khỏe răng miệng.