Răng bị nứt là tình trạng phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất răng. Nhai thức ăn cứng, nghiến răng vào ban đêm và thậm chí có thể xảy ra tự nhiên khi cơ thể già đi… là những lý do khiến răng bị nứt, bị mòn.
Răng nứt gãy là vì sao?
Răng bị nứt là tình trạng trên thân răng có những vết nứt dọc hoặc ngang, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của răng cũng như những chiếc răng này sẽ dễ dàng bị đau nhức, ê buốt khi ăn uống hàng ngày.
Nguyên nhân gây nứt gãy răng
Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng bị nứt, như là:
- Tật nghiến răng tạo cho những răng bên dưới một áp lực lớn.
- Miếng trám lớn làm cho răng bị yếu.
- Nhai hoặc cắn những vật cứng như nước đá, kẹo cứng làm bằng mật đường, hay nhai xương.
- Một cú đánh vào cằm hay hàm dưới.
- Bệnh về nướu.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng.
- Tuổi tác và sự lão hóa của mô răng.

Dấu hiệu khi răng nứt gãy
Vì tình trạng răng bị nứt không thể phát hiện được kể cả khi bạn chụp x – quang, vì vậy bạn chỉ có thể phát hiện qua những dấu hiệu sau:
- Bạn có thể nhận biết được nó bằng mắt thường nếu đó là những vết nứt trên thân răng.
- Đau khi nhai, cắn thức ăn, nhất là khi bạn ăn những đồ vật cứng.
- Nhạy cảm với những đồ nóng, lạnh, chua, nhiều khi cả đồ ngọt nữa.
- Các cơn đau không liên tục mà nó chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Nướu xung quanh răng bị nứt sẽ sưng tấy, đỏ, đau khi bạn chạm vào.
- Đau thường xuyên hơn.
Bị nứt răng có nguy hiểm không?
Sau vấn đề răng bị nứt có tự lành không thì việc răng bị nứt gây ra những hậu quả gì cũng khiến cho nhiều người bận tâm. Nhưng đầu tiên cần nhận biết được có những dạng vết nứt nào mà có thể gặp phải:
- Răng có vết nứt dọc thân: Răng bị nứt dọc từ đường cắn đến nướu, nó sẽ thường gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Nứt ngang răng cửa: Răng thường hay bị nứt ngang thân và sau đó dẫn đến tình trạng mẻ, sứt răng.
- Răng bị nứt chân: Vết nứt này không thể nhìn được bằng mắt thường vì nó xuất hiện ở dưới nướu. Chỉ có thể cảm nhận nó bằng những triệu chứng ê buốt, đau nhức khi ăn nhai.
- Răng bị chẻ đôi: Đây là dạng hậu quả của việc răng bị nứt dọc theo thời gian không được điều trị làm cho vết nứt ngày càng lớn và làm răng bị vỡ đôi.
- Răng có vết nứt do trám nhiều: vết nứt này thường là vết nứt dọc thân răng nhưng nó không gây nên tình trạng viêm nhiễm vì thường răng được thực hiện hàn trám đã tiến hành lấy tủy.
- Khi răng bị nứt không được điều trị thì vết nứt sẽ ngày càng lớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Ê buốt kéo dài, làm cho răng yếu đi.
- Ngà răng và tủy bị lộ ra ngoài làm không thể thoải mái ăn nhai.
- Vi khuẩn theo vết nứt tấn công đến tủy răng gây nên tình trạng sâu răng, viêm tủy.
- Vi khuẩn tấn công các dây thần kinh bên dưới chân răng gây nên tình trạng nhiễm trùng, sốt, sưng nướu, hôi miệng,…
Răng nứt gãy có thể lành lại không
Các răng không có khả năng tự chữa lành như vết thương ở da, xương,…Vì vậy một chiếc răng bị nứt vỡ sẽ không thể lành lại như ban đầu được.
Răng nứt không tự lành lại gây ra nhiều ảnh hưởng trong quá trình sinh hoạt của bạn:
- Răng bị ê buốt kéo dài.
- Răng yếu đi khi vết nứt ngày càng lớn hơn.
- Vết nứt lớn có thể làm lộ ngà và tủy gây ra đau đớn, khó chịu. Khe hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây ra biến chứng nhiễm trùng răng.
Cách khắc phục răng nứt gãy
- Mài răng: Nếu răng chỉ bị sứt nhẹ, nha sĩ có thể chọn cách mài răng. Chỗ sứt sẽ được mài và đánh bóng để không gây đứt hoặc trầy trong miệng. Đây là cách chữa đơn giản, ít đau và chỉ cần đến nha sĩ một lần.
- Trám răng: Nếu không thể mài thì trám răng là phương pháp tiếp theo mà các bác sĩ áp dụng. Các vật liệu trám như amalgam bạc hoặc plastic sẽ được dùng để trám lại các vết nứt hoặc mẻ, nhằm trả lại bề mặt nguyên vẹn cho chiếc răng với hình hài như cũ.
- Bọc răng: Nếu răng bị vỡ mảnh lớn, nha sĩ có thể phải dùng mão răng để sửa chữa. Mão răng có thể làm bằng kim loại hoặc sứ và được thiết kế giống như răng thật về hình dạng và độ chắc khỏe.
- Rút tủy răng: Nếu chiếc răng bị tổn thương nặng và dây thần kinh hoặc tủy bị lộ ra, nha sĩ có thể dùng phương pháp rút tủy răng để cứu chiếc răng. Nha sĩ sẽ làm sạch và sát trùng bên trong răng để ngăn nhiễm trùng và hy vọng không phải nhổ răng.
- Nhổ răng: Khi mà vị trí đường nứt nằm quá sâu dưới chân răng làm cho cấu trúc răng và các sợi thần kinh tủy bị tổn thương quá nhiều thì nhổ bỏ có lẻ là giải pháp tốt nhất.

Cách phòng ngừa nứt răng
Không hoàn toàn có thể tránh bị nứt răng, nhưng dưới đây là một số cách để ngăn ngừa:
- Đeo miếng bảo vệ miệng nếu như bạn bị nghiến răng khi ngủ, hay chơi thể thao.
- Tránh cắn và nhai các vật cứng.
- Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế các loại thức ăn cứng, khó nhai như đá viên và bắp rang bơ không hạt.
- Thay đổi các thói quen xấu có thể làm mòn răng như mài răng hoặc cắn bút.
- Trao đổi với bác sĩ về việc đeo dụng cụ bảo vệ răng miệng vào ban đêm, đặc biệt ở những người.
- Khám nha sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng răng của mình.
Răng nứt gãy, cần được chuẩn đoán sớm, tránh bỏ sót khi thăm khám để có can thiệp bảo tồn sớm nhất. Để khắc phục khiếm khuyết này sẽ cần can thiệp các biện pháp nha khoa để điều chỉnh răng lại như ban đầu. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nứt gãy bằng việc chú chỉnh sữa thói quen sinh hoạt, lựa chọn thức ăn hợp lý để luôn tự tin khi giao tiếp.