Rối loạn đông máu là tình trạng ảnh hưởng đến cách cơ thể kiểm soát quá trình đông máu. Căn bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Mỗi một nguyên nhân sẽ phải có những biện pháp điều trị đặc hiệu và hỗ trợ khác nhau.
Rối loạn đông máu là gì?
Hội chứng máu chảy mà không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu được gọi là rối loạn đông máu. Có thể do sự thiếu hụt protein trong máu hoặc protein có tồn tại nhưng hoạt động không bình thường khiến máu khó đông.
Rối loạn đông máu có thể do nhiều yếu tố đông máu gây nên. Với những người bình thường, khi bị chảy máu, các tiểu cầu sẽ kết dính với nhau bởi các yếu tố đông máu, các cục máu đông được hình thành giúp cầm máu.
Các yếu tố đông máu bị thiếu hoặc hoạt động không bình thường khiến máu chảy liên tục và khó cầm đối với những người bị bệnh rối loạn đông máu. Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh rối loạn đông máu và phải mất rất nhiều thời gian để điều trị.
Các thể rối loạn đông máu
Những loại rối loạn đông máu:
- Rối loạn đông máu ở trẻ sơ sinh.
- Rối loạn đông máu ở trẻ em.
- Rối loạn đông máu khi mang thai.
- Rối loạn đông máu trong xơ gan.
- Rối loạn đông máu ở trẻ sinh non.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn đông máu:
- Tuổi tác: Như các trẻ sơ sinh thiếu vitamin K, người lớn tuổi bị bệnh máu khó đông A.
- Tiền sử gia đình mắc rối loạn đông máu.
- Là nam giới sẽ dễ mắc hơn.
- Các tình trạng khác: Bị ung thư, bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh gan.
- Bị béo phì.
- Bị nhiễm trùng.
- Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu…
- Phẫu thuật.
- Thuốc có thành phần hormone, chẳng hạn như thuốc tránh thai.
- Mang thai và sinh con.
- Không hoạt động thể chất và ngồi tại chỗ trong thời gian dài.
- Thiết bị hỗ trợ làm tăng lưu lượng máu.
Triệu chứng rối loạn đông máu
Các triệu chứng của rối loạn đông máu bao gồm:
- Chảy máu nhiều sau khi nhổ răng.
- Thường xuyên chảy máu cam và kéo dài.
- Chảy máu bất thường mà không có nguyên nhân cụ thể.
- Thường xuyên chảy máu răng lợi.
- Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân.
- Chảy máu bất thường sau khi tiêm chủng.
- Máu có trong phân hoặc nước tiểu.
- Các khớp bị sưng đau.
- Lưu lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt có thể sẽ tăng nếu bạn bị rối loạn đông máu.
- Cảm thấy mệt mỏi, khó thở.
- Nôn mửa xảy ra kèm theo máu.
- Xuất hiện những huyết khối tĩnh mạch gây ra tình trạng suy tĩnh mạch, ở chân, đùi.
Khi rối loạn đông máu nặng hơn có thể sẽ dẫn đến việc chảy máu khi va chạm chấn thương, huyết áp giảm và suy tim…
Biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn đông máu
Tùy vào mức độ nghiệm trọng của bệnh mà sẽ mang lại những biến chứng khác nhau, từ những biến chứng thông thường đến nguy hiểm, thậm chí bạn có thể mắc nguy cơ đột quỵ cao từ biến chứng của rối loạn đông máu:
- Chảy máu sâu bên trong.
- Tổn thương khớp.
- Nhiễm trùng nặng.
- Phản ứng với điều trị yếu tố đông máu.
- Nguy cơ biến chứng đột quỵ cao.
Chẩn đoán rối loạn đông máu
Để nắm rõ về các chỉ số rối loạn đông máu cũng như tình trạng bệnh, có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm công thức máu: Xác định được lượng tiểu cầu có trong máu.
- Xét nghiệm thời gian chảy máu: Đo thời gian máu ngừng chảy.
- Xét nghiệm đông máu thông thường: Có thể thực hiện xét nghiệm PT hoặc APT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu.
- Xét nghiệm để theo dõi việc sử dụng thuốc chống đông: Thuốc chống đông máu có thể gây ra một số phản ứng đối với cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. Vấn đề chảy máu có thể xảy ra nếu thuốc được dùng quá nhiều, ngược lại với liều lượng quá ít có thể gây nên việc hình thành các cục máu đông.
- Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể: Số lượng các yếu tố đông máu và ức chế đông máu được xác định bằng các phương pháp khác nhau.
- Xét nghiệm để đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu: Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.
- Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông: Cần phải thực hiện một số xét nghiệm nếu cơ thể bạn xuất hiện cục máu đông bất thường trong mạch máu. Khi các cục máu đông dễ hình thành, có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố V leiden.
Biện pháp điều trị rối loạn đông máu
Điều trị chính cho bệnh tan máu nghiêm trọng là thay thế các yếu tố đông máu, bằng một ống đặt trong tĩnh mạch, để ngăn ngừa chảy máu.
Các phương pháp điều trị khác gồm có thuốc giúp giải phóng các yếu tố đông máu, chất thúc đẩy đông máu và chữa lành, thuốc bảo quản cục máu đông, tiêm vắc xin và vật lý trị liệu để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng chảy máu bên trong làm hỏng khớp.
Nhìn chung rối loạn đông máu là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến các tai biến sản khoa nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng của sản phụ. Chính vì thế, trong thai kỳ các mẹ lưu ý cần thăm khám định kỳ đúng lịch, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng rối loạn đông máu.