Rối loạn khớp thái dương – hàm là chứng bệnh xảy ra ở các cơ nhai, khớp thái dương hàm khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi mở miệng nói chuyện hay nhai thức ăn. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn này khá đa dạng như chấn thương xương hàm, viêm khớp, hàm siết quá chặt, thói quen nghiến răng,…
Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm là hai khớp ở gần tai, khớp này cùng với các cơ và dây chằng hoạt động giúp cho hàm mở – đóng khi nói, ăn, nuốt.
Tình trạng đau khớp thái dương hàm được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, thường đi kèm với các cơn đau quanh khớp hàm.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn khớp thái dương – hàm bao gồm:
- Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cấu tạo, hoạt động và khiến khớp thái dương – hàm bị sai lệch.
- Tác động từ bên ngoài dẫn đến chấn thương trật khớp thái dương – hàm, thường là tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc thể thao.
- Do tật nghiến răng, thói quen siết chặt hàm răng làm tăng áp lực lên vùng cơ hàm, tổn thương khớp thái dương – hàm.
- Thói quen ăn uống không khoa học, nhai thực phẩm cứng hàng ngày hoặc chỉ tập trung nhai ở một bên răng.
- Hàm răng thừa, lệch lạc, khớp cắn không đều, thiếu hoặc mất răng,…
- Căng thẳng tâm lý dẫn đến tình trạng co cơ hàm không tự chủ khi bình thường hoặc khi ngủ.

Triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm
Các triệu chứng có thể nhận biết khi bị loạn năng khớp thái Dương hàm:
- Có cảm giác đau hoặc mỏi ở vùng cơ hàm khi nói chuyện, khi ăn, nhai, há miệng, siết chặt hai hàm, nhai thức ăn cứng…
- Cảm giác đau ở các cơ nhai: vùng góc hàm, vùng dưới hàm.
- Đau vùng trước tai, đau trong tai.
- Đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy.
- Tiếng kêu lục cục khi mở hoặc đóng hàm.
- Đau nhức đầu, đau nửa đầu.
- Cứng khớp hàm: khó khăn khi há miệng lớn, khi há lớn có thể lệch hàm.
- Bệnh cũng có thể gây ra tiếng kêu khi mở miệng hoặc nhai.
Đau là triệu chứng nổi bật nhất của loạn năng khớp thái dương hàm và thường khiến cho người bị loạn năng khớp tìm đến bác sĩ, có thể đau nhẹ âm ỉ kéo dài đến đau chói.
Mức độ nguy hiểm của tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm
Trong những trường hợp nhẹ thì người bệnh chỉ bị cản trở khả năng ăn một chút vì việc nhai thức ăn thường bị đau nhức, mỏi mệt. Sau một thời gian bệnh có thể sẽ tự khỏi mà không cần phải thực hiện bất cứ việc gì. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh tình cũng dễ dàng tự chữa khỏi như vậy mà còn gây ra nhiều biến chứng nặng cho người bị rối loạn khớp thái dương hàm như:
- Hoạt động nhai thức ăn phải chịu nhiều áp lực như đau nhức hay mỏi cơ hàm, dần dần sẽ cản trở việc hấp thụ thức ăn khiến cơ thể bị thiếu chất, suy nhược cơ thể và không thể làm được bất kì việc gì.
- Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm có thể khiến người bệnh bị đau ngay cả khi há miệng ra.
- Tình trạng bệnh này nếu không được điều trị có thể sẽ khiến các phần xương khớp có liên quan cũng bị ảnh hưởng, xuất hiện viêm nhiễm khó có thể chữa trị.
Biện pháp điều trị chứng rối loạn khớp thái dương – hàm
Chứng rối loạn khớp thái dương – hàm hoàn toàn có thể điều trị được và phương pháp điều trị ở mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp điều trị được đánh giá cao về hiệu quả là nội khoa kết hợp với bài tập trị liệu hồi phục chức năng cơ khớp thái dương – hàm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, mài chỉnh khớp cắn, chỉnh nha,… tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
- Thuốc điều trị rối loạn khớp thái dương – hàm: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau,… để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể nhai cắn hay nói chuyện dễ dàng hơn.
- Điều trị tâm lý nếu chứng rối loạn khớp thái dương – hàm có liên quan đến căng thẳng, lo âu để học kỹ thuật thư giãn, quản lý căng thẳng,…
- Thuốc hoặc biện pháp bảo vệ khớp cắn, hạn chế tình trạng mài răng không chủ động vào ban đêm, nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật sửa chữa phần khớp cắn.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương – hàm
Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương – hàm, bao gồm:
- Ý thức hơn về thói quen liên quan đến căng thẳng – siết chặt xương hàm, nghiến răng hoặc nhai – sẽ giúp giảm bớt tần số đau.
- Tránh sử dụng quá mức cơ quai hàm. Để giảm thiểu việc sử dụng các cơ hàm như
- Ăn thức ăn mềm.
- Thực phẩm được cắt thành miếng nhỏ.
- Tránh thực phẩm dính hoặc dai như kẹo cao su vì sẽ cần hoạt động khớp nhai lâu dẫn tới mỏi hàm
- Không mở miệng quá rộng trong khi ngáp.
- Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể chỉ cho cách làm bài tập kéo căng các cơ hàm và xoa bóp. Cũng có thể các bài tập để nâng cao đầu, cổ và tư thế vai.
- Áp đồ ấm, nóng ẩm hoặc nước đá các bên của khuôn mặt có thể giúp thư giãn cơ hoặc làm giảm bớt đau đớn.
Rối loạn khớp thái dương hàm gây không ít khó khăn trọng việc ăn uống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nên, để đề phòng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm, nên hạn chế ăn các thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Tránh các thói quen xấu, chỉnh nha, phục hồi răng nếu khớp cắn bị lệch, răng chen chúc, xô đẩy hoặc mất răng. Khi có stress nên áp dụng các hình thức thư giãn, giải trí phù hợp. Hãy chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của khớp thái dương – hàm để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn.