Rối loạn kinh nguyệt là điều không một chị em nào mong muốn, nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nhưng khả năng sinh sản của nữ giới. Đây cũng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu đang có vòng kinh thất thường bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra trước khi quá muộn.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Để có biện pháp phù hợp nhất giúp ổn định vòng kinh thì chị em cần tìm “thủ phạm” gây ra rối loạn kinh kinh nguyệt.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi hoạt động của hệ nội tiết, gồm hai hormone chính là estrogen và progesterone. Khi nội tiết tố suy giảm hoặc có sự thay đổi đồng nghĩa với việc kinh nguyệt sẽ bị bất thường.
- Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết: Thuốc tránh thai có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như gây ra máu bất thường ở giữa chu kỳ, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.
- Tăng hoặc giảm cân bất thường, chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
- Áp lực tâm lý, mệt mỏi, lo lắng khiến hormone costisol tiết ra nhiều, gây gián đoạn sản xuất estrogen và progesterone khiến kinh nguyệt không đều.
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Thông thường, một kỳ nguyệt san sẽ kéo dài khoảng 28-30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3-5 ngày. Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
- Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
- Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít.
- Máu kinh có màu sắc bất thường, máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
- Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.
- Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày. Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít.
- Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên hoặc trường hợp chưa bao giờ có kinh.
- Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi,… trong thời kỳ kinh nguyệt.
Làm thế nào để biết mình có bị kinh nguyệt không đều?
Bất cứ những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn 28 ngày.
- Thời gian ra máu kinh nguyệt ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
- Lượng máu kinh mỗi chu kỳ ít hơn 20ml hoặc nhiều hơn 100ml.
- Máu kinh có màu khác lạ như nâu, đen, có mùi hôi hoặc vón cục, có lẫn cục máu đông.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không
- Thiếu máu: Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,…trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín”.
- Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.
- Loãng xương: Vô kinh do giảm nồng độ estrogen gây hại tới xương và loãng xương. Nồng độ estrogen thấp gây rối loạn ăn uống, u tuyến yên, và suy buồng trứng sớm. Loãng xương có thể dẫn đến bệnh tật, giảm nội tiết hoặc chán ăn.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,… Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
- Bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,… sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn.
Rối loạn kinh nguyệt có thể là cảnh báo nguy hiểm tới sức khỏe của bạn. Vậy nên, chị em phụ nữ hãy chăm sóc bản thân thật tốt từ bên trong để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu có biểu hiện khác thường hoặc đã thấy biểu hiện đó kéo dài lâu nay thì cần được thăm khám và có phương án điều trị hợp lý bệnh rối loạn kinh nguyệt.