Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder – GAD) là bệnh lý khiến bạn thường xuyên rơi vào tình trạng lo âu quá mức kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, run rẩy hoặc thỉnh thoảng có cơn hồi hộp đánh trống ngực… và gây suy giảm chức năng nghề nghiệp và xã hội của người bệnh một cách nghiêm trọng.
Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh gì?
Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý về tâm thần thường khởi phát trước tuổi 25, tỷ lệ xuất hiện ở nam bằng nửa ở nữ. Khi không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính, có tỷ lệ hồi phục thấp và tỷ lệ tái phát trung bình. Yếu tố nguy cơ cho rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm tiền sử gia đình, có sang chấn tâm lý,…
Nguyên nhân gây bệnh
Như đã đề cập, hiện vẫn chưa rõ rối loạn lo âu lan tỏa là do nguyên nhân nào gây nên. Tuy nhiên cũng tồn tại những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể:
- Do di truyền: Nếu người thân cận huyết đã từng bị rối loạn lo âu lan tỏa hoặc bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần thì người trong gia đình cũng có khả năng bị bệnh.
- Tác động từ ngoại cảnh: Gia cảnh thiếu thốn, từng bị đánh đập, lạm dụng, lao động vất vả từ khi còn nhỏ sẽ dễ bị lo âu trước các sự kiện hơn.
- Nghiện thuốc lá: Thói quen này làm tăng rủi ro bị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa gấp 5 – 6 lần.
- Các yếu tố khác: Bị stress kéo dài, trầm cảm, đã hoặc đang phải trải qua khủng hoảng về tài chính, tình cảm, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính, cuộc sống không có niềm vui,…

Dấu hiệu nhận biết một người đang bị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Nếu một người có những triệu chứng sau thì rất có thể người đó đang bị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa:
- Lo lắng và suy nghĩ về những tình huống xấu một cách quá độ những không thể kiểm soát được những suy nghĩ này.
- Mức độ lo lắng càng ngày càng tăng. Đôi khi không có vấn đề gì người bệnh lại đột nhiên ở trong trạng thái bất an khiến họ vô cùng căng thẳng và mệt mỏi.
- Tính cách thay đổi, dễ bực bội và cáu gắt.
- Hoạt động nào cũng gây sợ hãi cho họ.
- Hay bị bồn chồn, khó chịu, ít khi cảm thấy thư giãn, thoải mái.
- Giảm chú ý, giảm tập trung khiến hiệu suất lao động và học tập cũng giảm.
- Chất lượng giấc ngủ kém: Ngủ chập chờn, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc do căng thẳng thần kinh.
- Nhịp tim nhanh, hồi hộp và nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, thậm chí là đột tử ở những bệnh nhân bị tim từ trước.
- Tiểu nhiều lần.
- Đau nhức mắt, dễ ớn lạnh, mặt đỏ bừng.
- Đau và căng cơ vùng vai gáy, đau nhức mắt.
- Bị rối loạn tiêu hóa, đau vùng thượng vị, viêm đại tràng co thắt,…
Hệ lụy của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa nếu không sớm được điều trị thì có thể diễn tiến thành mạn tính và gây nên nhiều hệ lụy như sau:
- Người bệnh tự cô lập bản thân, không biết chia sẻ cùng ai về cảm xúc, suy nghĩ của mình và các vấn đề khác trong cuộc sống.
- Giảm tập trung, chú ý trong nhiều tình huống dẫn tới sa sút chất lượng công việc, học tập, nguy hiểm khi tham gia giao thông và khi thực hiện các hoạt động khác.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, dễ nghĩ đến tự sát và làm đổ vỡ các mối quan hệ xung quanh mình.
- Có xu hướng tìm đến các chất kích thích để giải tỏa như ma túy, rượu bia,…
- Ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe về thể chất: Mắc bệnh tim, cơ xương khớp, tiêu hóa,…
Chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa
Trên thực tế, việc kết luận một người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa thường không dễ. Các biểu hiện của GAD rất hay bị nhầm lẫn với những tình trạng rối loạn lo âu cũng như nhiều bệnh lý y khoa khác. Nguyên tắc để chẩn đoán rối loạn lo âu dạng này thường dựa trên các biểu hiện đặc trưng ở bệnh nhân, chẳng hạn như:
- Lo âu thái quá về nhiều khía cạnh trong cuộc sống mà không thể kiểm soát hầu như mỗi ngày (kéo dài tối thiểu 6 tháng).
- Cảm giác bồn chồn, dễ trở nên cáu gắt.
- Đầu óc trống rỗng, hay phân tâm, khó tập trung.
- Hay bị mệt mỏi, căng cơ hoặc chuột rút.
- Ra nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay hoặc vùng da dưới cánh tay.
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Bồn chồn, không thể ngồi yên một chỗ.
Bên cạnh những triệu chứng để chẩn đoán xác định, trong test rối loạn lo âu lan tỏa, các bác sĩ có thể tiến hành thêm một vài xét nghiệm cận lâm sàng (điện tâm đồ, xét nghiệm máu, bài trắc nghiệm tâm lý…) để hỗ trợ chẩn đoán và loại trừ những nguyên nhân khác. Do đó khi nhận thấy bản thân có ít nhất 3 trong các triệu chứng trên trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa Tâm thần chẩn đoán sớm để điều trị.
Biện pháp điều trị bệnh
Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp giải thích hợp lý, liệu pháp thư giãn luyện tập, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình…
- Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu…

Phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa
- Sắp xếp giữa công việc, học tập, thư giãn phù hợp và khoa.
- Tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày.
- Nên chia sẻ với người thân, bạn bè khi có các vấn đề căng thẳng stress, lo âu mất ngủ,… hay tìm gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu.
- Sử dụng các loại vitamin, khoáng chất.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh liên quan đến căng thẳng, lo lắng kéo dài và có xu hướng tiến triển thành mãn tính. Người bệnh nên tìm đến sự trợ giúp y tế nếu các biện pháp điều trị và phòng ngừa không đem lại tác dụng.
Leave a reply