Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường là hậu quả của một tình trạng bệnh lý khác gây ra.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non và trẻ tiểu học đó là:
- Bệnh hoặc khuyết tật nào đó. Ví dụ như trẻ bị tự kỷ, chấn thương não, đột quỵ hoặc có khối u.
- Dị tật bẩm sinh như hội chứng Down (thể tam nhiễm 21); hội chứng Fragile X; hoặc bại não.
- Có vấn đề trong giai đoạn thai kỳ hoặc lúc sinh. Ví dụ như thiếu dinh dưỡng, hội chứng rượu bào thai (mẹ uống rượu trong thai kỳ); sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.
- Tiền sử gia đình có người mắc rối loạn ngôn ngữ.
- Một số trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Cần lưu ý rằng, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ không phải do học nhiều hơn một thứ tiếng. Các em mắc rối loạn này sẽ gặp những vấn đề tương tự nhau đối với tất cả các ngôn ngữ. Cho dù đó là tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài.
Biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Bỏ sót âm vị
Đây là tình trạng mà bé bỏ sót một âm vị đầu hay cuối như “a” thay vì “ba”, “uốn” thay vì “uống”.
Thay thế âm vị
Đây là tình trạng bé thay thế một âm vị này bằng một âm vị khác, chẳng hạn như “rồi” biến thành “gồi”.
Âm rung lưỡi
Đây là tình trạng mà bé không thể phát âm được âm “r” và “s”, chẳng hạn như cái “gổ” thay vì “rổ”, “xách” thay vì “sách”…
Bất thường trong giọng nói
Khi bé nói, không khí sẽ từ phổi đi ra qua mối nối hẹp trung gian của dây thanh đới. Dòng khí qua dây thanh đới sẽ làm dây rung động phát ra âm thanh. Quá trình được gọi là phát âm.
Nói lắp
Nói lắp là tình trạng mà trẻ cứ lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ, trọng âm, khiến mạch giao tiếp bị gián đoạn. Bạn có thể thấy tình trạng này khi bé mệt mỏi, bị kích động hoặc bị đưa vào những tình huống khó khăn.
Chứng mất phối hợp động tác (Apraxia)
Đây là một rối loạn có liên quan đến khiếm khuyết thần kinh ở não bộ. Não của trẻ không đưa ra các tín hiệu đến các cơ vùng miệng để tạo ra lời nói chính xác. Điều này là do sự điều khiển hoặc phối hợp các vận động vùng miệng của não bị rối loạn. Ví dụ, trẻ gặp khó khăn khi kết hợp các âm với nhau, khó khăn khi chuyển từ âm này sang âm khác hoặc trẻ gặp khó khăn trong việc phối hợp vận động của môi, lưỡi, hàm…