Rối loạn nuốt có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Bệnh lý này không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày mà chúng còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như hít sặc, khó thở, viêm phổi, thậm chí là tử vong.
Rối loạn nuốt là bệnh gì?
Rối loạn nuốt là một thuật ngữ dùng để chỉ sự suy giảm hoặc rối loạn các giai đoạn miệng, hầu hoặc thực quản của quá trình nuốt, ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc uống an toàn.
Rối loạn nuốt bản thân nó không phải là một bệnh mà là hậu quả thứ phát của các bệnh lý có nguồn gốc thần kinh, ung bướu, cấu trúc, tâm lý, hậu phẫu, bẩm sinh hoặc do điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra rối loạn nuốt. Thường gặp nhất là do các bệnh lý sau:
- Đột quỵ.
- Chấn thương sọ não.
- Chấn thương tuỷ sống.
- Parkinson.
- Bại não.
- Sa sút trí tuệ.
- Các khối u hoặc sẹo mổ ở vùng miệng, họng, thực quản.

Biểu hiện của rối loạn nuốt
- Ho trong khi hay ngay sau khi ăn hoặc uống.
- Hắng giọng liên tục sau khi ăn hoặc uống.
- Thay đổi giọng nói sau khi ăn hoặc uống (giọng nói trở nên “ẩm ướt”) .
- Có cảm giác ngẹn ở họng hay ở sau xương ức sau khi ăn hoặc uống.
- Thời gian nhai và nuốt thức ăn lâu hơn đáng kể so với bình thường.
- Thức ăn, nước uống trào ra khỏi miệng trong khi ăn uống.
- Còn thức ăn ứ đọng trong khoang miệng sau khi ăn.
- Khó thở sau khi ăn hoặc uống.
Biến chứng của bệnh
Rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh:
- Biến chứng phổi: Viêm phổi hít sặc.
- Suy dinh dưỡng.
- Mất nước.
- Chất lượng cuộc sống kém.
- Tử vong.
- Gặp vấn đề về hô hấp. Khi thức ăn đi vào đường hô hấp, nếu người bệnh cố gắng nuốt sẽ gây ra các vấn đề hô hấp hoặc nhiễm trùng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp trên.
Cách điều trị rối loạn nuốt
- Phương pháp cho ăn bằng ruột.
- Điều trị bằng thuốc.
- Thủ thuật xâm lấn.
- Tập bài tập phục hồi chức năng.
- Thúc đẩy sự cảm nhận ở vị giác.

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn nuốt
- Cho bệnh nhân ăn các thực phẩm đã được nấu mềm, nhừ, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn nếu khó nhai hoặc khó nuốt.
- Tránh cho ăn thức ăn xơ cứng, khô, kích thước lớn.
- Cho ăn bằng muỗng, mỗi lần 1 miếng nhỏ, ăn chậm.
- Người bệnh ăn ở tư thế ngồi thẳng, người vuông góc với hông, đầu gối và bàn chân chạm sàn, không để chân lơ lửng.
- Nếu bệnh nhân nằm, điều chỉnh đầu giường gối để người bệnh đầu cao. Sau khi ăn người bệnh nên ngồi hoặc đi lại trong vòng 30 phút để tránh trào ngược thức ăn.
Cách phòng ngừa bệnh
Dự phòng viêm phổi do rối loạn nuốt ở người già bằng cách:
- Nghỉ ngơi trước ăn 30 phút.
- Ngồi khi ăn.
- Ăn miếng nhỏ, thức ăn mềm thích hợp.
- Không nói chuyện, xem ti vi, đọc báo… làm mất tập trung khi đang ăn.
- Tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định.
- Làm rỗng dạ dày bằng các thuốc như erythromycin, motilium…
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít phải và hết sức chú ý nếu bệnh nhân đang ăn bị sặc phải biết cách cấp cứu như một hội chứng dị vật thâm nhập đường thở.
Rối loạn nuốt gây cản trợ đến việc cung cấp chất cho cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị các bệnh lý phổi khó kiểm soát. Vậy nên, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc điều trị, bổ sung chất dinh dưỡng là “vũ khí” hiệu quả để sử dụng trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, từ đó mang lại chất lượng điều trị tốt hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn cho những người bệnh bị rối loạn nuốt.