Rối loạn phân ly thuộc nhóm các bệnh lý tâm thần, với tỷ lệ mắc bệnh chiếm 0.3 – 0.5% trong dân số. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, ở người trẻ nhiều hơn người già. Triệu chứng rối loạn phân ly trên lâm sàng rất phong phú, đa dạng và đôi khi không rõ nguyên nhân, vì vậy thường gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
Rối loạn phân ly là gì?
Rối loạn phân ly là rối loạn tâm thần liên quan đến sự ngắt kết nối khỏi suy nghĩ, cảm xúc, ký ức hoặc cảm giác về danh tính của bệnh nhân. Bệnh nhân thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách không tự chủ, có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới chức năng sống hằng ngày.
Những người trải qua một sự kiện sang chấn thường sẽ có một số mức độ phân ly trong chính sự kiện đó hoặc trong những giờ, ngày hoặc tuần tiếp theo. Ví dụ, một sự kiện có vẻ ‘không có thật’ hoặc người đó cảm thấy tách rời khỏi những gì đang diễn ra xung quanh như thể đang xem các sự kiện trên truyền hình.
Nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn phân ly được nhiều chuyên gia cho là có nguồn gốc từ trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi bao gồm lạm dụng và mất mát, nhưng các biểu hiện lại khó nhận biết hoặc chẩn đoán nhầm ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Lý do dẫn đến những hạn chế này vì:
- Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn tả những trải nghiệm bên trong của mình.
- Ba mẹ có thể bỏ sót các tín hiệu hoặc cố gắng che giấu các hành vi lạm dụng hoặc bỏ bê con cái.
- Các dấu hiệu có thể khó nhận biết hoặc thoáng qua.
- Trẻ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, trí nhớ sự tập trung liên quan đến phân ly có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn khác.
- Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng phân ly ở trẻ em được xem là một thách thức.
- Các sự kiện chấn thương xảy ra trong thời kỳ trưởng thành như chiến tranh, tra tấn hoặc trải qua một thảm họa thiên nhiên cũng có thể gây ra rối loạn.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố thuận lợi phát sinh rối loạn phân ly:
- Nhân cách yếu, thiếu kiềm chế, thiếu tự chủ, tính dễ xúc động, thích được chú ý, thích .
- Môi trường: Sự giáo dục không thích hợp, gia đình quá bao bọc hoặc quá khắt khe, môi trường không bền vững, thay đổi liên tục.
- Cơ thể: Suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, trong giai đoạn dậy thì…

Biểu hiện của rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly thường không theo sơ đồ giải phẫu nào mà nó dựa vào sự tưởng tượng của bệnh nhân. Các rối loạn này cũng rất đa dạng, xuất hiện và kết thúc đột ngột. Những biểu hiện bệnh có thể thuyên giảm sau vài tuần, vài tháng hoặc cũng có thể bị tái phát trở lại khi các sự kiện sang chấn tâm lý vẫn tiếp tục diễn ra.
Dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào các kiểu rối loạn phân ly, có thể bao gồm:
- Mất trí nhớ (Amnesia) trong khoảng thời gian nhất định, liên quan đến sự kiện, con người, thông tin cá nhân.
- Có cảm giác không lệ thuộc vào bản thân và cảm xúc của bản thân.
- Nhận thức về những người và vật xung quanh bị biến dạng và không thật.
- Có cảm giác mờ nhạt về nhận định.
- Sự căng thẳng hay những vấn đề trong mối quan hệ, công việc hoặc các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống.
- Mất khả năng đối phó khi xúc động hoặc căng thẳng.
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, có ý nghĩ và hành vi tự tử.
Ảnh hưởng của rối loạn phân ly đến đời sống và sức khỏe
Nếu không được điều trị, các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với người bị rối loạn phân ly có thể bao gồm:
- Khó khăn trong cuộc sống như mối quan hệ, việc làm…
- Gặp các rắc rối về giấc ngủ như mất ngủ.
- Vấn đề tình dục.
- Trầm cảm.
- Rối loạn lo âu.
- Rối loạn ăn uống.
- Tự làm đau bản thân, thậm chí tự tử.
Chẩn đoán rối loạn phân ly
Chẩn đoán có thể khó vì căn bệnh này rất phức tạp và các triệu chứng của chúng thường gặp đối với một số bệnh lý khác. Ví dụ:
- Các nguyên nhân về thể chất có thể gây ra chứng hay quên và các vấn đề nhận thức khác.
- Các bệnh tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ và rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể gây ra các triệu chứng tương tự như rối loạn phân ly.
- Tác dụng của một số chất, bao gồm một số loại thuốc kích thích, thuốc kê đơn, có thể bắt chước các triệu chứng.
- Chẩn đoán có thể bị cản trở hơn nữa khi rối loạn cùng tồn tại với một vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm.
Biện pháp điều trị rối loạn phân ly
Hiệu quả của các phương pháp điều trị rối loạn phân ly vẫn chưa được nghiên cứu. Các lựa chọn điều trị dựa trên các nghiên cứu điển hình. Các tùy chọn có thể bao gồm:
- Một môi trường an toàn.
- Thuốc tâm thần, chẳng hạn thuốc an thần.
- Tâm lý trị liệu (còn gọi là ‘liệu pháp trò chuyện’ hoặc tư vấn) thường cần thiết cho thời gian dài.
- Quản lý căng thẳng.
- Điều trị các rối loạn khác đi kèm.

Phòng bệnh rối loạn phân ly
- Rèn luyện tính cách trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn.
- Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục, quản lý con em mình, bồi dưỡng nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tính đoàn kết, thân ái, tính tập thể, biết khắc phục khó khăn tránh các stress tâm lí trong sinh hoạt, học tập và công tác.
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: ca, múa, nhạc, đi dã ngoại, tập thể dục, chơi các môn thể thao và lao động tập thể…
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, giảm sức ép từ việc học tập.
- Trong một tập thể cần bố trí tỷ lệ nam, nữ hài hòa.
Rối loạn phân ly là dạng bệnh không thể chủ quan, xem thường. Cần trang bị kiến thức về sức khỏe tinh thần để có thể giáo dục cũng như tự kiểm soát được bản thân để tránh rơi vào tình trạng nặng dẫn đến bệnh. Tránh stress trong học tập, công việc và đời sống là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và bên cạnh đó cũng nên hòa nhập, sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh, tính tập thể giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hàng ngày cũng như đời sống tinh thần.
Leave a reply