Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là với người cao tuổi.
Vai trò của dinh dưỡng trong việc cải thiện bệnh rối loạn tiền đình
Theo như nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Cụ thể, nếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Bởi trong mỗi loại thực phẩm đều chứa những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện nhanh chóng những triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, việc bổ sung các thực phẩm phù hợp còn giúp rút ngắn thời gian nằm viện giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, giảm chi phí và đặc biệt là giảm tỉ lệ tử vong do bệnh rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong điều trị còn giúp cải thiện các rối loạn chuyển hóa do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ ít phải lệ thuộc vào các thuốc, sức khỏe cũng hồi phục nhanh hơn. Vì vậy, lựa chọn các món ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả là điều mà những người mắc bệnh này nên quan tâm.
Thực phẩm nên dùng cho người bệnh rối loạn tiền đình
Acid folic
Bổ sung acid folic sẽ làm giảm hàm lượng homocysteine – một trong số “thủ phạm” gây ra rối loạn tiền đình và tai biến mạch máu não. Các nhà khoa học khuyến cáo người bị bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung ít nhất 400 microgram acid folic mỗi ngày.
Vitamin D
Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai – một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D rất quan trọng đối với người bệnh. Chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.
Hoa quả họ cam quýt
Đừng bỏ qua các loại trái cây giàu Vitamin C này nếu bạn đang bị rối loạn tiền đình, chất này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ miễn dịch.
Ngoài ăn trực tiếp, để giảm nhẹ triệu chứng đau nhức đầu, có thể kết hợp xông hơi bằng hỗn hợp đun từ các loại lá sau: lá quýt, lá chanh, lá sả, hương nhu, lá bưởi,… Biện pháp này được rất nhiều bệnh nhân áp dụng và đem lại hiệu quả tốt.
Cà chua
Cà chua chứa rất nhiều Vitamin A và C, không chỉ tốt cho thị lực mà còn giảm cảm giác quáng gà, choáng váng, mất thăng bằng do rối loạn tiền đình. Các vấn đề thiếu máu, tăng huyết áp hay lượng đường trong máu cao cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Song nên nhớ, bạn chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn cà chua chín, cà chua xanh chứa nhiều melanin sẽ tác động xấu cho hệ thần kinh.

Rối loạn tiền đình không nên ăn gì?
Hạn chế ăn mặn
Natri có trong muối sẽ gây mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể, gây giữ nước và hình thành áp lực trong tai trong dẫn đến chóng mặt. Ngoài việc hạn chế nêm thêm muối khi nấu ăn, người bệnh cũng nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao như mì ống, nước sốt, dưa muối chua…
Hạn chế ăn đường
Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể tiến triển trầm trọng hơn bởi chế độ ăn uống chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo khác. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt… trong thời gian điều trị bệnh.
Giảm thiểu đồ ăn có tính hàn
Những người bị huyết áp thấp, hay choáng váng, thiếu máu và suy nhược cơ thể thì không nên sử dụng thực phẩm có tính hàn như: sắn dây, rau má, mướp đắng… vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của thần kinh.
Các loại đồ uống nên tránh
Như bia, rươụ, các chất kích thích như cà phê. Cafein sẽ làm triệu chứng ù tai ở người bị rối loạn tiền đình tăng lên còn rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Hạn chế những thực phẩm đã qua chế biến
Và thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật. Vì chúng làm tăng lượng cholesterol trong máu, dễ gây hẹp, tắc động mạch, làm tình trạng rối loạn tiền đình thêm trầm trọng.
Hạn chế các loại thịt đỏ
Như heo, bò, thay vào đó nên ăn các loại thịt trắng như lườn gà, cá…

Một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình
Ngoài những loại rau quả kể trên, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý và khoa học. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý:
- Cần uống đủ nước mỗi ngày từ 1-2 lít nước, bao gồm nước, sữa và các loại nước ép trái cây.
- Hạn chế những loại đồ ăn chứa nhiều bột ngọt, đặc biệt trong những loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cafein như cafe, trà, socola,…Vì trong các loại thức uống này có chứa những chất làm tăng tình trạng ù tai khiến các cơn đau đầu xuất hiện nhiều hơn.
- Hạn chế ăn mặn, sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống có chứa hàm lượng muối cao. Bởi sẽ dễ gia tăng các triệu chứng tiền đình và gia tăng khả năng mắc các bệnh lý khác.
- Không được bỏ bữa, cần phân bổ lượng thức ăn đều nhau trong mỗi bữa ăn.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, chế biến sẵn.
- Không sử dụng những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao, dễ gây tắc động mạch.
- Không nên ăn tối quá muộn, tránh ăn những chất khó tiêu hóa. Bởi khi đó hàm lượng cholesterol dễ lắng đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
Việc tuân thủ các quy tắc trong sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp nhanh chóng cải thiện bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này chỉ có tính tham khảo. Để xây dựng được thực đơn phù hợp nhất với mình, bạn nên đi khám để được các chuyên gia tư vấn kỹ lưỡng dựa trên tình hình sức khỏe thực tế. Trước khi sử dụng, người bệnh cũng cần cân nhắc và tìm hiểu rõ nguồn gốc những loại thực phẩm được đưa vào cơ thể để đảm bảo an toàn.
Leave a reply