Hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, có trách nhiệm hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Hệ tiêu hóa yếu tức là tình trạng đường ruột không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể của bạn và gây ra các vấn đề như đau bụng, táo bón và tiêu chảy, kém hấp thu… Vậy hệ tiêu hóa yếu nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng gây ra phản ứng khó chịu như đau bụng, sốt, đầy hơi chướng bụng,.. Vì đây là bệnh đường tiêu hóa nên vấn đề ăn uống ảnh hưởng khá nhiều tới sự hình thành và thuyên giảm bệnh.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Bổ sung thêm hoa quả giàu vitamin C
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, làm dịu hệ tiêu hóa. Các loại quả giàu vitamin C bao gồm: cam, quýt, ổi, bưởi, dứa… Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng dưới dạng sinh tố, nước ép.
Nên ăn thịt trắng
Thịt gà, cá… chứa lượng đạm dễ hấp thụ hơn thịt đỏ. Do đó, chúng không tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
Khoai lang
Khoai lang là “thực phẩm vàng” cho hệ tiêu hóa. Bởi trong loại củ này chứa lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, khoai lang còn có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do.
Ngũ cốc nguyên hạt
Chất xơ, vitamin và khoáng chất trong các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp đường ruột trơn tru, giảm táo bón, cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
Gừng
Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, gừng có tác dụng rất tốt trong cải thiện đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra gừng còn giúp đẩy lùi chứng buồn nôn, co thắt dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua
Đây là loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.

Rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì một số thực phẩm lại là thủ phạm khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nặng, cần kiêng như:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, món xào… gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dung nạp nhiều vào cơ thể sẽ làm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài trở nên trầm trọng. Do đó, đây là nhóm thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh.
Thức ăn nhiều đường
Các loại bánh ngọt, nước ngọt, socola… là kẻ thù cho người bị rối loạn tiêu hóa. Các loại thực phẩm này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng, làm nặng thêm các tình trạng ợ hơi, ợ chua và đầy bụng.
Bia, rượu, chất kích thích
Không chỉ có hại cho sức khỏe toàn diện, bia, rượu, chất kích thích được liệt vào nhóm thực phẩm gây ngộ độc, kích thích hệ tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Hạn chế thức ăn nhiều đường
Bánh ngọt, nước ngọt, socola… không dành cho người bị rối loạn tiêu hóa. Các loại thực phẩm này gây áp lực cho dạ dày, đại tràng. Chúng cũng sẽ gây ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Người bị rối loạn tiêu hóa thường không dung nạp lactose, do đó sữa và các chế phẩm từ sữa nên loại khỏi thực đơn của bạn.
Đồ tái, sống
Các loại thịt tái, nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh… chưa được chế biến chín tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Người bị rối loạn tiêu hóa vẫn dùng các loại thực phẩm này có thể gây ngộ độc thực phẩm ngay.

Lưu ý cho người rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng phù hợp, người rối loạn tiêu hóa cũng cần lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình để ngăn ngừa các chứng rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như:
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, ăn uống hợp vệ sinh, nên hâm nóng lại các thức ăn để nguội.
- Chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường vitamin và chất xơ cho cơ thể.
- Nên uống nhiều nước, bù điện giải nếu tiêu chảy, nôn nhiều.
- Nghỉ ngơi điều độ, tránh để cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.
- Không nên vận động mạnh sau khi ăn no. Mặt khác, cũng không nên nằm ngủ ngay sau khi ăn no.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để gia tăng hoạt động co bóp ruột, giúp ăn ngon, hấp thụ tốt.
- Duy trì thói quen và giờ giấc đi ngủ sao cho đảm bảo ngủ đủ giấc và nên ngủ sớm.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho môi trường sống, tránh để nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
- Nên đi khám sức khỏe mỗi 6 tháng một lần để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất có thể.