Rối loạn tuần hoàn não hiện đang là một trong những bệnh lý về thần kinh mà nhiều người mắc phải. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Rối loạn tuần hoàn não là bệnh gì?
Rối loạn tuần hoàn não, hay thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng các tế bào thần kinh không đủ oxy để đáp ứng cho quá trình trao đổi chất do lưu lượng máu lên não bị suy giảm.
Thiểu năng tuần hoàn não thường xuất hiện ở sau độ tuổi 40 tuổi và đặc biệt người cao tuổi tỷ lệ mắc rất cao. Bên cạnh đó, nam giới dễ mắc chứng bệnh này hơn nữ giới. Tuy nhiên, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy, độ tuổi mắc rối loạn tuần hoàn não ngày càng trẻ hóa.
Đối với những người trẻ, tuổi dưới 30 duy trì thói quen lạm dụng thuốc lá, hút thuốc 2 gói/ngày hoặc những người béo phì, ăn quá nhiều và không kiểm soát, ít vận động thì nguy cơ rối loạn tuần hoàn não tăng cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não liên quan tới một loạt bệnh hoặc các bất thường khác. Những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, mạch máu bị đè nén, nhịp nhanh thất, tích tụ mảng xơ vữa trong các động mạch, huyết khối và huyết áp quá thấp do đau tim hoặc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc các rối loạn tuần hoàn não cao hơn so với người khỏe mạnh.
Các nguyên nhân cụ thể gây bệnh gồm:
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn não liên quan với các tế bào máu có hình dạng không đều. Tế bào máu hình liềm dễ tạo máu đông hơn so với tế bào máu bình thường và làm cản trở lưu lượng máu đến não.
- Mạch máu bị đè nén: Mạch máu bị đè nén do ngoại lực tác động hoặc khi có khối u có thể cản trở động mạch mang máu đến não.
- Nhịp nhanh thất: Là biểu hiện của một loạt các rối loạn nhịp tim, có thể làm cho tim ngừng đập hoàn toàn dẫn đến sự ngưng chảy của dòng oxy. Hơn nữa, các rối loạn nhịp tim có thể làm hình thành các cục máu đông dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các bộ phận cơ thể.
- Tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng xơ vữa: Có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ. Ngay cả một lượng nhỏ các mảng xơ vữa cũng có thể thu hẹp dòng chảy, làm cho khu vực đó dễ hình thành cục máu đông. Máu đông lớn có thể gây ra thiếu máu do nó cản trở sự lưu thông của máu.
- Đau tim: Do huyết áp quá thấp dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các mô có thể làm chậm lưu thông máu và làm đông máu, cản trở sự lưu thông của máu đến não và các cơ quan khác.
- Dị tật tim bẩm sinh: Có thể gây ra thiếu máu do sự hình thành và liên kết động mạch chưa hoàn chỉnh. Những người bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể dễ bị huyết khối.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Huyết áp cao.
- Cholesterol cao.
- Bệnh tim.
- Xơ vữa động mạch.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
- Bệnh đái tháo đường.
- Béo phì.
- Hút thuốc láUống rượu.

Các tế bào não bị suy giảm và tùy từng phần nào đó có biểu hiện riêng, người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện sau:
- Đau đầu: Cơn đau đầu là một triệu chứng xuất hiện sớm và thường xuyên nhất đối với người bệnh rối loạn tuần hoàn não. Những cơn đau đó không kéo dài, từng cơn một và kèm theo đau mỏi ở vai – gáy.
- Dị cảm: Đây là một triệu chứng khác mà bệnh nhân có thể gặp phải. Cảm giác tê bì những đầu ngón tay, ngón chân hoặc cảm giác như kiến bò sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
- Rối loạn về giấc ngủ: Bệnh nhân mắc rối loạn tuần hoàn não cũng sẽ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó có thể tiếp tục giấc ngủ vào ban đêm.
- Rối loạn về sự tập trung: Thiểu năng tuần hoàn não sẽ khiến giảm sự tập trung, hay đãng trí ở người bệnh.
- Rối loạn về cảm xúc: Dễ càu nhàu, cáu có, khó có thể kiềm chế.
- Rối loạn trí nhớ: Thường xuyên quên những việc sẽ và định làm.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các biểu hiện khác như ù tai, mệt mỏi, buồn nôn và làm việc khó tập trung,…
Biến chứng rối loạn tuần hoàn não
Tình trạng rối loạn tuần hoàn não sẽ làm giảm mức oxy và glucose cung cấp lên các mô não, làm tổn thương tế bào não và thần kinh. Tùy vào mức độ rối loạn tuần hoàn não mà bệnh nhân sẽ có biến chứng nhẹ hoặc nặng bao gồm:
Một số biến chứng do rối loạn tuần hoàn não gây ra:
- Bị phù não: Rối loạn tuần hoàn não khiến máu không lưu thông, có thể làm cho não bị tích tụ nước quá nhiều, tăng thể tích của não bộ, từ đó gây áp lực lớn tới thành não, dẫn tới bệnh phù não.
- Thiếu dưỡng khí: khi oxy không được cung cấp đủ cho não bộ sẽ khiến người bệnh bị thiếu dưỡng khí, gây ra các cơn hôn mê, đãng trí, và thậm chí có không ít trường hợp tử vong.
- Xuất huyết não: Ngược lại với tình trạng thiếu dưỡng khí thì xuất huyết não lại là do máu lưu thông không đều, gây áp lực cao lên các động mạnh dẫn tới vỡ động mạch và xuất huyết ra khoang não. Bệnh xuất huyết não vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Biện pháp điều trị bệnh
Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu dựa trên nguyên nhân, cụ thể như sau:
- Nếu rối loạn tuần hoàn não do hẹp động mạch, bác sĩ thường chỉ định thuốc giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và cục máu đông,…
- Nếu rối loạn tuần hoàn não do hẹp động mạch nghiêm trọng, có cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc dị dạng mạch máu, tổn thương mạch máu,… bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật sớm để giải quyết.
- Thuốc tăng lưu thông máu: Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, giảm tuần hoàn máu não.

Phòng ngừa bệnh rối loạn tuần hoàn não
Người bệnh rối loạn tuần hoàn não có thể cải thiện tại nhà bằng cách duy trì các phương pháp dưới đây:
- Giữ cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và không nên vận động quá sức.
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó hay nạp vào nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại hạt.
- Hạn chế hàm lượng tinh bột và chất béo trong chế độ ăn.
- Đặc biệt hạn chế đồ ăn chiên rán, mỡ động vật hoặc ăn các loại thịt đỏ.
- Loại bỏ thuốc lá, thuốc lào, đồ uống có cồn và caffeine.
- Mùa hè không nên tắm nước lạnh ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng về. Mùa đông mặc ấm và tránh nằm ngủ ở nơi có gió lùa.
- Khi thức dậy vào mùa đông, đặc biệt là lúc nửa đêm hoặc gần sáng bạn cần nằm một lúc rồi mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng, tránh stress, sống vui vẻ, có thể tham gia các hoạt động tập thể, tham gia câu lạc bộ, tích cực đi du lịch,…
Leave a reply