Bệnh nhân bị rối loạn vị giác không cảm nhận được vị thức ăn ngọt, mặn, đắng, chua… và không thấy thức ăn ngon hay không ngon, tuy trước đây họ vẫn cảm nhận được bình thường.
Rối loạn vị giác là bệnh gì?
Vị giác và khứu giác là là hai giác quan gần như không thể tách rời. Có nhiều người khi bị rối loạn vị giác có thể không nếm hoặc ngửi được bất cứ thứ gì, nhưng cũng có một số người chỉ giảm khả năng ngửi hoặc nếm được các vị ngọt, mặn đắng hoặc chua. Trong một số trường hợp khác thì những thứ mà thông thường bạn vẫn thấy mùi vị rất dễ chịu lại trở nên vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh
Các tác nhân gây bệnh, củ thể:
- Viêm nhiễm: Candida, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt, herpes simplex, tia xạ.
- Tổn thương thần kinh: Liệt mặt, hội chứng thần kinh sinh ba, chấn thương sọ não, phẫu thuật tai giữa làm tổn thương dây thần kinh thừng nhĩ, bệnh loạn thần kinh dinh dưỡng gia đình, bệnh xơ cứng rải rác.
- Bệnh nội tiết: Suy võ thượng thận, quá sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, chứng đần độn, tiểu đường, suy tuyến yên, nhược giáp, giã nhược tuyến cận giáp.
- Thay đổi tại chỗ của nụ vị giác: Hoá chất, thuốc, chứng khô miệng.
- Dinh dưỡng: Chứng suy mòn, suy thận mạn, xơ gan, thiếu vitamine.
- Tâm thần: Trầm cảm, tâm thần phân liệt.
- Khối u: U tân tạo vùng nền sọ, K khoang miệng.
- Tác dụng của thuốc: Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại thuốc, chất hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật là làm thay đổi vị giác.
- Hóa trị: Khả năng cảm nhận mùi vị thường bị ảnh hưởng bởi hóa trị ung thư, cũng như xạ trị cho các khối u ở đầu và cổ.

Triệu chứng của rối loạn vị giác
Rối loạn vị giác bao gồm các triệu chứng phổ biến sau:
- Thực phẩm và đồ uống có thể không có vị như trước đây hoặc đơn giản là cảm thấy nhạt nhẽo.
- Có thể bao gồm mất hoặc giảm vị giác, hoặc cảm nhận vị bất thường, có thể thấy vị rất khó chịu hoặc thậm chí có cảm giác như xung điện.
- Có thể được nhận ra khi tăng hoặc giảm độ nhạy cảm với vị ngọt, muối, chua và đắng, hoặc cảm thấy có vị ‘kim loại’ trong miệng.
- Thay đổi khẩu vị, mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến giảm cân và những hệ quả về tâm lý như trầm cảm.
Cách điều trị bệnh
- Cung cấp thuốc xịt tại chỗ hoặc kháng histamin để điều trị bệnh lý vùng mũi xoang.
- Xem xét loại bỏ những thuốc nghi ngờ dẫn đến tình trạng giảm vị giác.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng.
- Giải quyết phẫu thuật các các nguyên nhân gây tắc mũi làm rối loạn khứu giác, ảnh hưởng đến vị giác .
- Khuyên bệnh nhân nhai kỹ khi ăn để làm tăng giải phóng hóa chất vị giác, tăng tiết nước bọt , tăng tiếp xúc giữa thức ăn với nụ vị giác.
- Bất cứ rối loạn vị giác khi điều trị cũng phải điều trị trực tiếp vào nguyên nhân của nó.
- Đối với những người bị viêm xoang hoặc viêm tai giữa, bác sĩ có thể sẽ kê đơn kháng sinh. Trong những tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn thần kinh hoặc chấn thương đầu thì bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến những chuyên khoa phù hợp để có phác đồ điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa rối loạn vị giác
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa rối loạn vị giác, nhưng những điều sau đây có thể có ích:
- Kiểm soát căng thẳng.
- Kiên nhẫn đợi vị giác quay trở lại sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm xoang.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng và kiểm tra răng miệng định kì.
- Thay đổi các món trong bữa ăn có thể làm giảm hiện tượng thích nghi và có thể cải thiện cảm nhận về hương vị.
- Tránh bất kỳ loại thực phẩm nghi ngờ gây ra rối loạn vị giác.
- Ăn nhiều thực phẩm tươi sống.
- Thử nghiệm với các món ăn có nhiều hương vị cũng như có kết cấu và nhiệt độ khác nhau.
- Điều trị các bệnh lý thực thể liên quan.
Mất vị giác cũng chính là mất đi một hệ thống cảnh báo những nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải khi ăn phải thức ăn có chất độc, hư thối, thức ăn gây dị ứng… Nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu chán ăn, giảm vị giác… bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, để điều trị kịp thời. Song song với quá trình điều trị, bạn cần tránh xa các tác nhân gây rối loạn để đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn.