Sa trực tràng không phổ biến và không phải là một bệnh nguy hiểm song có thể khiến người bệnh xấu hổ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sa trực tràng như hoại thư có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Sa trực tràng là bệnh gì?
Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn, đây là thuật ngữ chung đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ để gọi tất cả các loại sa. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều mức độ tiến triển. Vì vậy, các biện pháp điều trị cũng rất khác nhau.
Phân loại bệnh
Trực tràng bị sa được phân loại theo mức độ nghiêm trọng bao gồm:
- Sa không hoàn toàn: Trực tràng đã bị sa, nhưng không đến mức có thể lòi ra ngoài hậu môn.
- Sa niêm mạc: Là niêm mạc của trực tràng bị lồi ra ngoài hậu môn.
- Sa hoàn toàn: Toàn bộ khối trực tràng bị lồi ra ngoài qua hậu môn, còn được khọi là sa toàn bộ.
Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh
Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến sa trực tràng song các bác sĩ cho rằng, phần lớn là do các yếu tố bao gồm:
- Mang thai.
- Tiền sử tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính.
- Tuổi già làm suy yếu cơ và dây chằng ở vùng trực tràng.
- Chấn thương trước đó ở vùng hậu môn hoặc hông.
- Tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng thắt chặt và nới lỏng của cơ. Điều này có thể do mang thai, biến chứng sinh con qua đường âm đạo, tê liệt cơ vòng hậu môn hoặc chấn thương cột sống hoặc lưng; mắc các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như bệnh tủy sống hoặc cắt đoạn tủy sống, thoát vị đĩa đệm, đa xơ cứng…

Dấu hiệu trực tràng bị sa
Một số triệu chứng khi bị bệnh:
- Đi đại tiện khó kiểm soát ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phân có thể có dịch nhầy.
- Cảm giác hậu môn bì sà xuống rất khó chịu.
- Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện thường xuyên hơn, thói quen đi tiêu cũng bị bất thường.
- Chảy máu trực tràng, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
- Phía ngoài hậu môn lòi ra một cục thịt, đau rát khi đại tiện.
- Cơ thể mệt mỏi, cảm giác ngứa rát vùng hậu môn.
Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của một bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì vậy, nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.
Các biến chứng của bệnh
Các biến chứng của tình trạng bệnh khi không điều trị bao gồm:
- Nguy cơ tổn thương trực tràng như loét và chảy máu trực tràng.
- Trực tràng sa mạn tính, không thể tự co lại vào bên trong cơ thể.
- Do khối trực tràng bị lồi ra ngoài, gây chèn ép và thiếu sự cấp máu.
- Phần trực tràng bị sa có nguy cơ loét, hoại tử.
Biện pháp điều trị bệnh sa trực tràng
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm khác, nâng cao hơn để chẩn đoán bệnh, nhất là đối với người bị mắc các bệnh lý. Các xét nghiệm bao gồm:
- Chụp X-quang: Hình chụp X-quang sẽ cho thấy trực tràng và ống hậu môn trong quá trình người bệnh đi đại tiện.
- Nội soi đại tràng: Một ống dài được đưa vào trực tràng với một camera nhỏ ở đầu để tìm kiếm bất kỳ vấn đề nào có thể gây ra sa.
- Siêu âm nội mạc: Một đầu dò được đưa vào hậu môn và trực tràng để kiểm tra các cơ và mô.
- Nội soi trực tràng sigma: Sử dụng một ống dài có camera ở đầu để đưa sâu vào ruột giúp tìm kiếm chứng viêm, sẹo hoặc khối u.
- MRI: Chụp hình ảnh kiểm tra tất cả các cơ quan trong vùng chậu của người bệnh.
- Đo áp lực hậu môn: Một ống mỏng được đưa vào trực tràng để kiểm tra sức mạnh của cơ.
- Đo điện cơ hậu môn (EMG): Phương pháp này giúp kiểm tra các tổn thương dây thần kinh có gây ra các vấn đề về cơ vòng hậu môn hay không.
- Kiểm tra độ trễ của động cơ đầu cuối dây thần kinh lưng: Phương pháp này giúp kiểm tra dây thần kinh lưng có vai trò trong việc kiểm soát nhu động ruột.

Biện pháp phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp giúp phòng ngừa bằng cách hạn chế các nguy cơ gây ra bệnh:
- Tránh táo bón và tiêu chảy thời gian dài.
- Bổ sung chất xơ: Tăng cường thêm rau xanh, trái cây.
- Hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
- Uống đầy đủ nước: khoảng 2-3 lít nước lọc mỗi ngày.
- Điều trị sớm tiêu chảy.
- Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh, không nên rặn quá lâu và quá nhiều hạn chế được bệnh.
Bệnh sa trực tràng tuy không quá nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không được chủ quan vì nếu để lâu, bệnh có thể gây nhiều biến chứng gây hại đối với người bệnh. Bạn càng đi khám và điều trị sớm thì việc điều trị khỏi và phục hồi càng dễ dàng. Đồng thời, điểu chỉnh sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, hơp lý giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa những nguy hiểm ngoài ý muốn.