Sa tử cung khi mang thai là tình trạng rối loạn sàn chậu hiếm gặp. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của thai phụ. Khi mẹ bầu gặp các triệu chứng bất thường, cảm thấy lo lắng trong thai kỳ, các mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa sản để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sa tử cung khi mang thai là bệnh gì?
Tử cung của người phụ nữ bao gồm nhiều mô, cơ và dây chằng, nằm sâu bên trong xương chậu. Đây là nơi trứng sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Một số yếu tố khi mang thai có thể làm cho các cơ và dây chằng này yếu đi hoặc căng ra. Việc thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết có thể làm cho tử cung rời khỏi vị trí của nó và đi xuống âm đạo dẫn đến sa tử cung khi mang thai.
Phân loại
- Sa tử cung không hoàn toàn: Là tình trạng một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi ra hẳn ngoài âm đạo.
- Sa tử cung hoàn toàn: Là tình trạng tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu đến mức một phần của bộ phận này xuất hiện ngoài cửa âm đạo.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số lý do khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng nguy hiểm này bao gồm:
- Rặn quá sức do táo bón.
- Một khối u vùng chậu hoặc u xơ.
- Từng sinh con có kích cỡ lớn hoặc sinh khó.
- Áp lực trong ổ bụng tăng lên.
- Hội chứng mô liên kết bẩm sinh.
- Tăng cân quá mức khi mang thai.
- Chấn thương khi sinh con trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu.
- Ho nặng do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản.
- Phẫu thuật trước đây ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp.
- Biến đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết sa tử cung khi mang thai
Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của sa tử cung:
- Mỗi khi đi tiểu bạn thấy khó khăn và đau.
- Đau thắt lưng mỗi khi bê đồ, đau tức bụng, không thể hóp bụng, luôn cảm giác căng đầy bụng.
- Đau rát âm đạo mỗi khi quan hệ.
- Tử cung nằm ngoài âm đạo khiến ngồi, đi lại khó khăn.
- Ngoài ra khi ngồi có cảm giác như ngồi trên quả bóng, hay cảm thấy có cái gì sắp rơi ra khỏi âm đạo
Biến chứng của sa tử cung khi mang thai
Một số biến chứng khi mẹ bầu gặp phải tình trạng nguy hiểm này như:
- Sẩy thai.
- Sinh khó.
- Sinh non.
- Loét mô.
- Bí tiểu cấp tính.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng cổ tử cung dạng nhẹ.
- Vỡ tử cung gây tử vong cho thai nhi lẫn người mẹ.
- Là nguyên nhân khiến các bộ phận khác của cơ thể có nguy cơ dịch chuyển, chẳng hạn như trực tràng hoặc bàng quang.
Điều trị sa tử cung hi mang thai
- Khi mẹ bầu đã mắc bệnh sa tử cung thì tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ, không bỏ bất cứ một liệu trình nào.
- Vệ sinh vùng kín để phần tử cung bị sa bên ngoài không bị viêm.
- Có thể sử dụng một số các loại thuốc thảo dược không có tác dụng phụ cho mẹ và bé tạo độ đàn hồi cho tử cung, thuận lợi cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên liều lượng uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.
- Có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh: như ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế ăn các loại đồ khô, đồ ăn nhanh.

Phương pháp điều trị sa tử cung khi mang thai
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn ngăn ngừa tử cung bị sa tử cung trong thai kỳ:
- Tránh vận động mạnh, hạn chế ngồi xổm quá lâu, mang vác vật nặng để không gây áp lực lên vùng bụng.
- Trước khi mang thai nên khám sức khỏe tiền sản để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có vấn đề.
- Nếu bạn bị viêm phế quản, hãy điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
- Mang thai nhiều lần cũng là điều không nên làm đối với chị em.
- Quản lý cân nặng và tránh việc tăng cân quá mức.
- Thực hiện các bài tập Kegel thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, giúp ngăn chặn sự xuất hiện của tình trạng cổ tử cung tăng sinh trong khi mang thai.
- Uống đủ nước, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để hạn chế táo bón.
Bệnh sa tử cung khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Để hạn chế tình trạng này các mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Và đặc biệt các bạn nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.