Sa tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, sinh con nhiều lần. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sa tử cung sau sinh là bệnh gì?
Sa tử cung còn được gọi với những cái tên như sa dạ con, sa sinh dục, sa thành âm đạo là tình trạng thành tử cung tụt xuống vào ống âm đạo, thậm chí lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo. Sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của sản phụ, khiến họ khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này trong trường hợp nặng. Vì thế, chị em cần phát hiện và điều trị sớm bệnh hậu sản này.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số lý do khiến bạn gặp phải tình trạng sa tử cung sau sinh gồm:
- Mang thai: Mang thai đôi, đa thai hoặc thai nhi quá lớn có thể khiến mẹ bầu bị sa dạ con sau sinh.
- Quá trình sinh nở phức tạp.
- Mất mô và cơ ở vùng sàn chậu.
- Ho mạn tính (ví dụ như hen suyễn hoặc viêm phế quản), dẫn đến tăng áp lực ổ bụng.
- Thừa cân hoặc béo phì, tạo thêm áp lực cho các cơ xương chậu.
- Phẫu thuật lớn ở vùng xương chậu, từ đó làm suy yếu các mô ở khung chậu.
- Hút thuốc thụ động khiến các mô bị hư hại và dẫn đến ho mạn tính.
- Nâng tạ hoặc vật nặng quá mức, không đúng cách, tạo ra áp lực trong ổ bụng.

Dấu hiệu nhận biết sa tử cung sau sinh
Triệu chứng cơ năng tùy thuộc mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp. Các triệu chứng của sa tử cung gồm có:
Nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã bị sa tử cung:
- Gặp khó khăn khi đi đại tiện, đi tiểu.
- Cảm thấy nặng nề vùng xương chậu.
- Thấy có cục gì đó rơi ra từ âm đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Táo bón kéo dài.
- Chảy máu khi quan hệ.
Sa tử cung sau sinh có nguy hiểm không
Sa tử cung là bệnh lý hậu sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Loét âm đạo: Đây là biến chứng thường gặp ở những người bị sa tử cung giai đoạn 4. Khi tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo, dễ bị cọ sát với quần. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiễm trùng, lở loét.
- Các cơ quan khác cũng bị sa xuống: Tử cung sa xuống trong thời gian dài mà không được đẩy lên sẽ khiến cho những cơ quan khác của vùng chậu như ống dẫn trứng, bàn quang, buồng trứng… cũng có nguy cơ bị sa xuống.
Điều trị sa tử cung sau sinh
Điều trị không phẫu thuật
Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để cải thiện tình trạng sa tử cung.
- Duy trì cân nặng hợp lý, nều thừa cân hãy giảm cân để tránh gây áp lực lên ổ bụng.
- Hạn chế khiêng vác vật nặng.
- Đặt vòng nâng tử cung qua đường âm đạo.
- Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ vùng chậu, bài tập Kegel.
- Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo.
Biện pháp khắc phục sa tử cung sau sinh tại nhà
Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn khắc phục tình trạng sa dạ con, bao gồm:
- Kiểm soát cân nặng.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Đi vệ sinh với tư thế ngồi xổm.
- Khám phụ khoa định kỳ.
- Ăn thực phẩm lành mạnh với nhiều chất xơ có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Tập Kegel: Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.

Cách phòng ngừa sa tử cung sau sinh
Sa tử cung sau sinh nở là một tình trạng thường gặp nhưng cũng có thể dễ dàng ngăn ngừa nếu có phương pháp đúng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh sa tử cung đó là tổn thương các cơ và dây chằng hỗ trợ tử cung. Vì vậy, để ngăn ngừa điều này, những thai phụ sau khi sinh cần thực hiện những lưu ý sau đây:
- Sau sinh, sản phụ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, lao động mạnh hay nâng vác vật nặng.
- Sau khi đã phục hồi sức khỏe, sản phụ không nên nằm trên giường quá nhiều mà nên thực hiện vận động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng táo bón sau sinh.
- Đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa táo bón sau sinh để tránh áp lực lên vùng chậu.
- Nếu sản phụ gặp khó khăn khi đi đại tiện, lưu ý không nên dùng sức để rặn mà nên thay đổi chế độ ăn với nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc ăn các món ăn giúp hỗ trợ nhuận tràng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp hồi phục sức khỏe, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung chất xơ để giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.
- Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời tăng cường tiết sữa mẹ cho con bú.
- Giữ ấm cho sản phụ, ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu có thể dẫn đến sa tử cung.
Sa tử cung không phải là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, vận động và chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám sớm để kịp thời ngăn ngừa tình trạng chuyển biến xấu.
Leave a reply