Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ. Nếu không sớm được chữa trị, răng sâu có thể bị nhiễm trùng hoặc gãy, thậm chí là mất răng.
Sâu răng là bệnh gì?
Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, điều này khiến người bệnh đau nhức khó chịu.
Nguyên nhân gây sâu răng
Bạn dễ gặp phải tình trạng này vì 3 nguyên nhân chính:
- Vi khuẩn trong miệng.
- Ăn thức ăn có đường thường xuyên.
- Vệ sinh răng miệng kém.
Ngoài ra còn da một số nguyên nhân như:
- Thiếu nước.
- Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu.
- Sự tiếp xúc từ người với người.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Tụt nướu.

Các yếu tố nguy cơ
Có một số yếu tố nguy cơ gây sâu răng:
- Kiểm soát mảng bám không tốt.
- Khiếm khuyết nha khoa.
- Chế độ ăn nhiều carbohydrat và đường.
- Môi trường có nồng độ axit cao và fluor thấp.
- Lượng nước bọt tiết ít.
Triệu chứng của sâu răng
Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của chúng.
- Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Răng nhạy cảm.
- Đau nhẹ đến đau khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh.
- Người bệnh có thể nhìn thấy lỗ hổng trên răng.
- Nhuộm màu nâu, đen hoặc trắng trên bất kỳ bề mặt nào của răng.
- Đau khi cắn.
Biến chứng của bệnh
Biến chứng sâu răng có thể bao gồm:
- Đau răng.
- Áp xe răng.
- Sưng hoặc mủ quanh răng.
- Hư hỏng hoặc gãy răng.
- Gặp vấn đề nhai.
Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng, có thể có:
- Đau răng cản trở cuộc sống hàng ngày.
- Giảm cân hoặc các vấn đề dinh dưỡng do đau, khó ăn, khó nhai.
- Mất răng, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như sự tự tin và lòng tự trọng.
- Trong một số ít trường hợp, áp xe răng có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Cách điều trị sâu răng
- Điều trị bằng fluor: Cách này có khả năng hỗ trợ phục hồi men răng hiệu quả.
- Trám răng: Đôi khi được gọi là phục hồi răng, là phương pháp điều trị chủ yếu khi tình trạng sâu răng đã tiến triển qua men răng xuyên vô lớp ngà răng.
- Làm mão răng: Việc làm mão răng giúp bảo vệ răng trước những tác nhân gây hại, thường áp dụng cho trường hợp lỗ sâu lớn hoặc răng đã yếu đi nhiều.
- Lấy tủy răng: Việc lấy tủy răng chỉ áp dụng cho các trường hợp vi khuẩn đã tấn công đến tủy răng.
- Nhổ răng: Nếu răng bị sâu nghiêm trọng và không còn cách phục hồi được, nhổ răng là điều cần thiết.

Cách phòng ngừa sâu răng
- Vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn mắc kẹt trong kẽ, hố răng.
- Thường xuyên súc miệng với nước sạch hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng để răng luôn được sạch sẽ và thơm tho.
- Tránh sử dụng các đồ ăn vặt như bánh kẹo, đồ có đường hay đồ uống có gas.
- Sử dụng các thức ăn tốt cho răng miệng như phomai giúp ngăn ngừa sâu răng, hay trái cây, rau quả giúp tăng lưu lượng nước bọt để rửa trôi các mảng bám thức ăn.
- Sử dụng phương pháp trám răng để ngăn ngừa sâu răng. Lớp bảo vệ này sẽ giảm nguy cơ sâu răng hàm bưởi những chiếc răng này có nhiều đường rãnh, hố trũng khiến thức ăn bị ứ đọng nhiều hơn các răng khác.
- Khám nha sĩ 2 lần/năm để được kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện cũng như ngăn ngừa các vấn đề một cách sớm nhất.
Răng bị sâu là một bệnh khá nguy hiểm nếu chúng ta xem thường và không có phương pháp điều trị phù hợp. Để có hàm răng khỏe mạnh, bạn đọc hãy chú ý thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách ngay từ bây giờ. Sàng lọc nhưng thực phẩm có hại tới men răng để ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh cho răng miệng của mình.
Leave a reply