Sẹo lồi là sự tăng sinh collagen da lành tính. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng tỉ lệ tái phát còn cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo là hậu quả của sự tổn thương trên da, mức độ của các vết sẹo hình thành trên da sau tổn thương tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương và quá trình chăm sóc vết thương và cách điều trị sẹo giai đoạn cuối..
Sẹo lồi là sự phát triển một cách vô tổ chức xơ, collagen sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo, có bề mặt nhẵn, màu hồng hoặc tím, gây cảm giác ngứa và có thể đau khi chạm vào…
Nguyên nhận gây sẹo lồi
Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo, từ nguyên nhân cơ địa đến môi trường:
- Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như: lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn..
- Di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ bị các vết sẹo lồi phì đại cao.
- Do vết thương không được xử lý đúng cách: khi có vết thương bạn cần nhanh chóng xử lý sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn dị vật tồn đọng trên bề mặt vết thương..
- Do quá trình nặn lễ mụn không đúng cách: với những người có cơ địa sẹo lồi thì nếu nặn mụn trứng cá không đúng cách cũng rất dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt.
- Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: trong thời gian vết thương đang hồi phục, bạn nên hạn chế những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp….

Dấu hiệu nhận biết
Sẹo lồi rất dễ nhận biết với các đặc điểm như:
- Vết sẹo nổi gồ trên da, nó phát triển vượt khỏi ranh giới của vết thương ban đầu.
- Vết sẹo có màu đỏ, hồng hay nâu.
- Bề mặt sẹo nhẵn, bóng hơn so với vùng da lành xung quanh và đặc biệt là không có lông giống như với da lành lặn.
- Vết sẹo có thể căng, ngứa hoặc đau, đặc biệt khi chạm vào hay khi ma sát với quần áo.
Điều trị sẹo lồi
- Áp lạnh: bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp làm lạnh mô sẹo bằng Ni-tơ lỏng. Khoảng cách điều trị là cách mỗi 4 tuần . Các tác dụng phụ có thể xảy ra gồm sưng phù, đau, giảm cảm giác.
- Gel silicone: có thể dán hay bôi gel silicone lên vết sẹo theo sự hướng dẫn của bác sĩ và duy trì ít nhất 4 đến 6 tháng.
- Phẫu thuật: bác sĩ có thể cắt bỏ mô sẹo để làm giảm kích thước sẹo nhanh và ngay lập tức, tuy nhiên cần phải kết hợp với tiêm corticoid trước hoặc sau phẫu thuật, dán silicon, băng ép để tránh tái phát sẹo.
- Retinoid: thuốc bôi chứa retinoid 0,05% có thể được bác sĩ kê toa để bôi vùng sẹo trong vòng 3 tháng cũng có thể cho kết quả tốt.
- Laser: bác sĩ có thể sử dụng công nghệ cao là các thiết bị phát các tia laser làm giảm kích thước sẹo, làm mềm sẹo và giảm đỏ.
- Áp dụng phụ nitơ lỏng: Áo hoặc phun lần lần cách nhau 3 tuần. Hơn ½ trường hợp sẽ phảng ra sau 8 – 10 lần điều trị.
Ăn gì nhanh liền sẹo
Vết thương hở nên ăn gì để nhanh liền thường được nhiều người quan tâm, nhất là chị em phụ nữ rất sợ trên cơ thể xuất hiện sẹo. Trên thực tế có một số loại thực phẩm nhất định giúp ích cho quá trình lành của vết thương, giúp vết thương hở nhanh chóng lành sẹo so với quá trình hồi phục tự nhiên:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng với xương, mô liên kết, cơ bắp và mạch máu. Bên cạnh đó vitamin C còn giúp kích thích hình thành da mới và là một thành phần trong quá trình tạo collagen, một chất thiết yếu cho quá trình phục hồi hư tổn trên da.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A thường được biết đến là loại dưỡng chất rất cần cho sự phát triển thị giác, tuy nhiên bên cạnh đó chúng còn còn có tác dụng phát triển và duy trì biểu mô, kích thích tạo mới collagen.
- Thức ăn giàu protein
Bổ sung đủ protein qua chế độ ăn hằng ngày là điều thiết yếu bởi protein là dưỡng chất quan trọng cho quá trình lành vết thương, tái tạo da, collagen và mạch máu. Chính vì vậy để vết thương hở chóng lành bạn nên bổ sung đủ protein trong chế độ ăn. Dưỡng chất này có thể tìm thấy ở rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt nhiều trong trứng, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, sữa, bông cải xanh, thịt bò nạc, cá ngừ, các loại cá, đậu phộng…
- Thức ăn giàu kẽm
Kẽm là một nguyên tố vô lượng, được tìm thấy trong mô của cơ thể và có vai trò tổng hợp protein, tạo ra collagen giúp kích thích chữa lành vết thương nhanh hơn và giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.

Phòng ngừa sẹo lồi
Vì sẹo lồi có các triệu chứng khó chịu, mất thẩm mỹ nhiều và khó điều trị, nên cách tốt nhất là chúng ta phòng ngừa bị sẹo với các phương pháp đơn giản như:
- Chăm sóc vết thương thật tốt khi bị bất cứ tổn thương da nào.
- Rửa sạch vết thương để hạn chế nhiễm trùng.
- Không chà sát hay cọ sát vết thương.
- Có thể sử dụng miếng dán silicon lên vết thương để ngăn hình thành sẹo lồi.
- Thông báo với bác sĩ trước khi phẫu thuật nếu bạn có cơ địa bị sẹo lồi để có kế hoạch phòng ngừa và điều trị sẹo sau phẫu thuật.
- Không xỏ khuyên tai hoặc hạn chế các thủ thuật xâm lấn da với cơ địa dễ bị sẹo lồi.
- Với các hình xăm, trước khi xăm trên một diện tích da rộng, có thể thử xăm trên vùng da nhỏ trước xem có hình thành sẹo hay không, nếu không xuất hiện sẹo thì sau đó bạn có thể xăm hình.
Điều trị sẹo lồi rất khó khăn và phức tạp. Phần lớn những trường hợp điều trị sẹo lồi đều với mong muốn giải quyết tình trạng gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc điều trị sẹo lồi chỉ giúp vết sẹo nhỏ hơn và có thể phẳng, nhẵn hơn. Rất khó và gần như không thể làm mất đi sẹo, vùng da đã bị sẹo sẽ rất khó có thể trở về trạng thái bình thường như trước đây. Chính vì việc điều trị sẹo lồi rất khó khăn nên phòng ngừa sẹo lồi qua là vô cùng quan trọng.