Da trắng sáng và mịn màng, điều đó đã khiến rất nhiều chị em đánh mất đi sự cởi mở trong giao tiếp. Thật ra, những vết thâm để lại có khá nhiều “bí mật” mà bạn nên tìm hiểu để không chỉ xóa mờ, mà còn hạn chế việc lan rộng.
Sẹo thâm là gì?
Sẹo thâm là tập hợp của những hắc tố bất thường hình thành trên da sau những tổn thương khác nhau khiến da mặt lốm đốm không bằng phẳng, không đều màu, kém thẩm mỹ. Sẹo thâm thường xuất hiện sau khi da đã lành bởi các tổn thương như mụn trứng cá, cạy nặn mụn không đúng cách, thủy đậu… Trị sẹo thâm cần áp dụng đúng phương pháp và tác động càng sớm càng tốt để mang lại hiệu quả cao và đỡ tốn kém chi phí.
Nguyên nhân gây sẹo thâm
Nguyên nhân xuất hiện sẹo thâm:
- Sẹo thâm do nặn mụn sai cách.
- Sẹo thâm do ánh nắng mặt trời.
- Sẹo thâm do vết thương sau tai nạn, bỏng da.
- Sẹo do phỏng.
- Với vết thương do phẫu thuật.
- Do không trị mụn sớm, mụn tái đi tái lại, bị vôi hóa, chai cứng.
- Thói quen dùng tay cạy mụn hay dùng vật cứng nặn mụn.
- Lạm dụng kem trị mụn một cách bừa bãi gây kích ứng khiến mụn lên nhiều, gây viêm và để lại thâm.
- Vệ sinh da kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và thâm mụn kéo dài.

Cách điều trị tại nhà
- Mật ong: Mật ong là nguyên liệu thân thiện và an toàn với làn da với rất nhiều tác dụng tuyệt vời. Trong mật ong có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa lão hóa da. Ngoài ra, mật ong còn giúp kích thích sự tái tạo tế bào và cung cấp độ ẩm, tăng tính đàn hồi cho da, từ đó làm giảm vết thâm sẹo.
- Gỗ đàn hương: Trộn hỗn hợp bột gỗ đàn hương với vài giọt nước ép hoa hồng, thoa hỗn hợp này lên vùng da bị sẹo và để qua đêm, sáng ngủ dậy rửa sạch mặt. Sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả đáng kể của cách chữa sẹo này.
- Tỏi: Tỏi là một nguyên liệu chữa sẹo thâm từ thiên nhiên rất tốt nhờ vào các chất kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Nhờ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào da. Đồng thời kích thích lên da non, làm mờ vết thâm hiệu quả.
- Dưa chuột: Mặt nạ hỗn hợp dưa chuột và cà chua giúp cải thiện đáng kể những vùng da bị mụn và làm se khít lỗ chân lông giúp da mịn màng tươi sáng.
- Bột yến mạch: Hỗn hợp bột yến mạch và nước phù hợp với mọi loại da, đặc biệt với da dầu. Thoa hỗn hợp này lên những vùng da bị sẹo do mụn gây ra và để trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh.
- Quả bằng chanh: Bên trong chanh có chứa nhiều vitamin C và axit citric có tác dụng trong việc điều trị vết thâm mụn. Vitamin C có tác dụng giúp da trắng mịn từ sâu bên trong, đồng thời axit citric sẽ giúp làm mờ những vết thâm mụn hiệu quả.

Phòng ngừa sẹo thâm
- Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý để không cho vi khuẩn tác động, làm thâm vết sẹo.
- Hạn chế làm trầy xước những vùng da trước đây đã bị tổn thương.
- Sau khi vết thương lên da non nên bôi nghệ tươi để làm mờ thâm, bôi Strataderm để làm lành và mờ sẹo.
- Nên uống nhiều nước từ 2 – 3 lít hàng ngày, giúp tăng sự đàn hồi và quá trình lưu thông chất dinh dưỡng, giúp làm mờ sẹo.
- Ăn nhiều hoa quả, thực phẩm giàu collagen để bổ sung năng lượng thiếu hụt cho vùng da bị sẹo thâm.
- Tránh ăn các thực phẩm: trứng, thịt bò, rau muống, đồ nếp, thịt gà… vì những thực phẩm này làm vết thương khó lành và lồi lên trên mặt da rất cao.
- Khi vết thương mọc da non nên thường xuyên bôi nghệ.
- Bổ sung nước cần thiết cho da, cân bằng độ ẩm cho vùng sẹo.
- Tránh ăn các đồ nếp, thịt gà, thịt bò…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý như: ngủ đủ giấc, không nên làm việc căng thẳng…
Sẹo thâm không quá khó điều trị và có khả năng lành da hoàn toàn. Trị sẹo thâm chỉ hiệu quả khi bạn áp dụng đúng phương pháp và hạn chế nguyên nhân khiến sẹo thâm nặng hơn, đồng thời chủ động phòng ngừa khi da có nguy cơ để lại sẹo thâm.