Sỏi mật là bệnh lý khá phổ biến ở đường tiêu hóa. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí gây ung thư.
Sỏi túi mật là bệnh gì?
Sỏi túi mật thực tế không phải là viên sỏi (đá) mà là một thể rắn được hình thành trong túi mật do tình trạng quá bão hòa của 1 trong 3 thành phần của dịch mật là cholesterol, sắc túi mật và muối canxi. Bạn thậm chí không biết mình có sỏi túi mật cho đến khi nó nghẹt ở ống túi mật, gây đau và cần được điều trị ngay tức thì.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây sỏi mật vẫn chưa rõ nhưng có những yếu tố thuận lợi cho việc tạo sỏi mật là:
- Lối sống: Người ít vận động, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ, giảm cân nhanh trong một thời gian ngắn, đái tháo đường,
- Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Nữ giới, người mang thai, người có tiền căn gia đình có sỏi mật, tuổi từ 60.
- Yếu tố nguy cơ sử dụng thuốc làm hạ cholesterol máu, thuốc có nồng độ estrogen cao.

Triệu chứng của sỏi túi mật
Như ta đã biết sỏi túi mật mật có thể không gây ra triệu chứng. Nếu sỏi túi mật làm tắc nghẽn ống dẫn mật, người bệnh có thể có các triệu chứng sau đây:
- Cơn đau đột ngột, tăng nhanh ở phần trên bên phải của bụng.
- Cơn đau tăng nhanh và đột ngột ở giữa bụng và ngay dưới sương ức.
- Đau lưng ở giữa xương bả vai.
- Đau ở vai phải.
- Buồn nôn hoặc nôn.
Biến chứng của bệnh
Sỏi túi mật cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, viêm đường mật,…
- Viêm túi mật: Một viên sỏi kẹt ở cổ túi mật có thể gây viêm túi mật. Viêm túi mật có thể gây đau và sốt.
- Tắc ống mật chủ: Sỏi túi mật rớt xuống ống mật chủ làm tắc các ống dẫn mật và cản trở dòng chảy của mật từ gan hoặc túi mật đến ruột gây ra vàng da và nhiễm trùng đường mật.
- Tắc nghẽn của ống tụy: Dịch tụy hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa, chảy qua các ống tụy. Sỏi mật có thể gây ra tắc nghẽn trong các ống tụy dẫn đến viêm tụy. Viêm tụy gây đau bụng dữ dội, liên tục và thường đòi hỏi phải nhập viện.
- Ung thư túi mật: Người có tiền sử sỏi túi mật có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư túi mật. Nhưng ung thư túi mật là rất hiếm, vì vậy mặc dù nguy cơ ung thư tăng cao, khả năng ung thư túi mật vẫn còn rất thấp.
Chẩn đoán sỏi mật như thế nào?
Việc chẩn đoán sỏi mật sẽ được bác sĩ tiến hành bằng cách khám sức khỏe người bệnh và có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm nếu nghi ngờ có sỏi mật.
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn và loại trừ các tình trạng khác.
- Siêu âm: Giúp bác sĩ quan sát các hình ảnh bên trong cơ thể người bệnh để phát hiện sỏi mật.
- Chụp CTscan: Cho phép bác sĩ nhìn thấy túi mật và hệ thống đường mật trong/ngoài gan để phát hiện sỏi .
- Chụp bằng cộng hưởng từ mật tụy (MRCP: Magnetic Resonance Cholangiopancreatography): Là kỹ thuật dùng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh của gan, túi mật, đường mật và tuyến tụy.
- Cholescintigraphy (quét HIDA): Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra xem túi mật co bóp có chính xác hay không. Bác sĩ của bạn sẽ tiêm một chất phóng xạ vô hại để tìm đường đến cơ quan. Một kỹ thuật viên sau đó có thể xem chuyển động của túi mật. Nếu chuyển động túi mật không bình thường có thể có sỏi mật.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Bác sĩ luồn một ống nội soi có gắn camera qua miệng xuống đoạn đầu của ruột non và vào ống mật chủ để phát hiện sỏi. Đồng thời ERCP có thể giúp lấy sỏi kẹt ở đoạn cuối của ống mật chủ.
- Siêu âm nội soi: Xét nghiệm này kết hợp siêu âm và nội soi để tìm sỏi mật.
Phương pháp điều trị sỏi mật
Sỏi mật được điều trị nếu chúng đã gây ra viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật hoặc nếu sỏi đã di chuyển từ đường mật vào ruột. Các phương pháp điều trị sỏi mật bao gồm:
- Cắt túi mật: Có thể thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi. Sau phẫu thuật cắt túi mật, sỏi mật vẫn có thể tái phát trong vòng một năm. Để giúp ngăn ngừa điều này, người bị sỏi mật cần được cung cấp axit ursodeoxycholic để hạn chế việc hình thành sỏi.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Phương pháp này còn gọi là ERCP. Nội soi mật tụy ngược dòng được thực hiện bằng cách bác sĩ gây tê cục bộ cho người bệnh rồi dùng một camera sợi quang linh hoạt, hoặc ống nội soi, đi vào miệng, qua hệ thống tiêu hóa và vào ống mật chủ. Đồng thời ERCP có thể giúp lấy sỏi kẹt ở đoạn cuối của ống mật chủ.
- Tán sỏi: Phương pháp này là dùng sóng xung kích siêu âm nhằm vào sỏi mật để làm vỡ chúng. Nếu sỏi mật trở nên đủ nhỏ, chúng có thể trôi qua đường mật và vào ruột non một cách an toàn. Đây là loại điều trị không phổ biến và chỉ được áp dụng đối với người bệnh có ít sỏi mật.
Hỗ trợ điều trị bệnh
Đối với người bệnh sỏi túi mật có kích thước nhỏ, số lượng ít và chưa gây ra triệu chứng, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách kết hợp thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các thảo dược có lợi cho gan, mật để bài sỏi một cách tự nhiên.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Sỏi túi mật nên ăn gì, nên kiêng ăn gì để giúp ngăn sỏi tăng kích thước cũng như giảm các triệu chứng khó chịu sau bữa ăn? Dưới đây là những gợi ý cụ thể như:
- Ăn chín, uống sôi.
- Không ăn đồ tái, sống.
- Uống đủ nước.
- Tăng cường rau xanh, trái cây: súp lơ xanh, mâm xôi, đậu bắp, lê, kiwi,..
- Tăng cường các loại đậu đỗ.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol: thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, mỡ động vật, đồ chiên rán…
- Không sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích.
Luyện tập phù hợp: Người có sỏi trong túi mật nên dành 15-30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập có lợi cho gan mật như đi bộ, đạp xe, yoga. Bởi các bài tập này sẽ giúp tăng vận động đường mật, hỗ trợ quá trình tống đẩy sỏi mật ra ngoài.

Cách phòng ngừa sỏi túi mật
- Chế độ ăn lành mạnh: Mỗi ngày, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc.
- Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải chất độc trong cơ thể.
- Ăn đủ bữa, không nên nhịn ăn sáng, cần ăn đúng bữa.
- Có chế độ ăn hợp lý khoa học hạn chế thực phẩm giầu cholesterol.
- Giảm cân từ từ: Nếu bạn đang muốn giảm cân, phải nhớ rằng phải giảm một cách từ từ, không được vội vàng vì sự thay đổi cân nặng quá nhanh có thể là nguyên nhân gây sỏi mật.
- Duy trì cân nặng: Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Hơn nữa, người béo phì giảm cân nhanh quá cũng dễ bị sỏi mật. Chính vì vậy, duy trì cân nặng ổn định, đồng thời tăng rèn luyện thể chất để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
- Tập luyện thể thao để rèn luyện sức khỏe với thời gian tối thiểu 30 phút/ ngày và duy trì cân nặng với người có cân lý tưởng. Đối với người thừa cân cần giảm cân hợp lý tránh giảm cân đột ngột.
- Ngoài ra cần tẩy giun sán định kỳ.
Sỏi túi mật hay mắc phải nhưng phải ai cũng nhận biết được và điều trị. Đừng ngần ngại đi khám nếu bạn có những dấu hiệu của sỏi mật để được tư vấn và chữa trị sớm nhất. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chú trọng hơn trong việc ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.