Sốt phát ban là một bệnh tưởng chừng rất dễ điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chăm sóc tại nhà cho trẻ không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Sốt phát ban ở trẻ là gì?
Sốt phát ban là bệnh lý đặc trưng bởi triệu chứng sốt, sau đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện những vết ban hồng, kèm theo ngứa ngáy và mệt mỏi. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc sốt phát ban nhất. Bệnh gây bởi một số loại virus, điển hình như virus Rubella, virus sởi hoặc virus đường ruột ECHO.
Với người Việt, những nốt nổi trên da thường được gọi chung là “phát ban”. Điều này khiến đôi lúc khó phân biệt với bệnh sởi hoặc một số các bệnh lý khác.
Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sốt phát ban ở trẻ là do virus, nhất là virus đường hô hấp chẳng hạn như virus Rubella. Khi trẻ mắc sốt phát ban, cha mẹ không nên quá lo lắng vì bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ. Khi được chăm sóc, điều trị đúng cách thì bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi trong khoảng 5 đến 7 ngày.

Biểu hiện của sốt phát ban
- Trước phát ban: Trẻ có biểu hiện quấy khóc. Sau đó, trẻ có biểu hiện sốt. Với từng loại nguyên nhân gây sốt phát ban thì lại có các biểu hiện sốt khác nhau: sốt phát ban do sởi, trẻ thường sốt cao kèm ho, chảy nước mũi và mắt đỏ; sốt phát ban do rubella trẻ chỉ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt.
- Trong phát ban: Sau khi trẻ hạ sốt, ban bắt đầu nổi. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện khác kèm theo như tiêu chảy, hoặc phân hơi lỏng. Ban thường lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và các chi hình thành các bọc nước màu đỏ, số lượng từ vài chục đến hàng trăm. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt ban thường lưu lại trung bình 3-5 ngày.
- Sau phát ban: Nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không để lại các vết thâm cho trẻ (ngoại trừ sởi). Trong trường hợp nhiễm khuẩn có thể để lại vết lở loét hình thành sẹo.
Căn bản trẻ trở lại vui chơi bình thường không để lại biến chứng. Nhưng nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu hoặc nặng hơn là viêm não.
Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Sốt phát ban thông thường ở trẻ không gây nguy hiểm vì đây là biểu hiện lui bệnh khi trẻ bị nhiễm virus. Tuy nhiên, sốt phát ban có thể nguy hiểm, gây biến chứng sốt phát ban ở trẻ em nếu có những dấu hiệu bất thường trên da bé kèm theo biểu hiện sốt cao.
Cách chăm sóc bé sốt phát ban
Chăm sóc bé sốt phát ban đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bé tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh. Mẹ tham khảo 4 cách chăm sóc sau để chăm sóc bé đúng cách và dễ dàng hơn:
- Bổ sung dinh dưỡng: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng chống lại virus tốt hơn, bé nhanh khỏi hơn.
- Hạn chế: Cho trẻ ăn cay, nóng vì tính nóng của thực phẩm làm tăng phát ban và ảnh hưởng đến dạ dày- ruột của bé khi đang sốt phát ban.
- Chia nhỏ bữa ăn: Để trẻ dễ ăn (trẻ hay biếng ăn khi sốt) và dễ hấp thu.
- Không được gãi nốt ban: Nốt ban bị gãi dễ bị lở loét – nhiễm trùng.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt.
- Nên thông mũi nước muối loãng và khăn giấy mềm để bé dễ thở hơn.
- Khuyến khích bé nghỉ ngơi để sức khỏe được phục hồi.

Cách phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ nhỏ
Hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ. Mẹ nên chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng những biện pháp khác như:
- Tăng cường sức đề kháng bằng các loại thực phẩm giàu vitamin, protein…
- Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn cho bé để loại bỏ vi khuẩn trên tay bé dính vào thức ăn và xâm nhập vào gây bệnh.
- Không cho trẻ nô đùa ở những nơi bụi rậm, tối tăm (dễ bị côn trùng cắn, lây bệnh).
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với người đang sốt phát ban (người thân, bạn cùng lớp…).
Ngoài ra, trường học là nơi dễ lây bệnh mẹ nên cho bé nghỉ ở nhà nếu bị sốt phát ban để hạn chế lây lan.
Sốt phát ban ở trẻ xảy ra vô cùng phổ biến. Trong một số trường hợp, trẻ phát ban sau sốt có thể tự khỏi bệnh trong khi một số khác cần sự can thiệp của y tế. Vì thế khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ không nên chủ quan mà cần liên tục theo dõi trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Leave a reply