Căng thẳng là một điều rất bình thường trong cuộc sống, ngay cả khi mang thai bạn cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ, sự phát triển của thai nhi và đây cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề khác trong cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra căng thẳng trong thai kỳ?
Nguyên nhân gây căng thẳng sẽ khác nhau đối với từng phụ nữ, nhưng đây là một số nguyên nhân phổ biến khi mang thai:
- Cơ thể mệt mỏi do buồn nôn, táo bón hoặc đau lưng.
- Hormone thay đổi khiến tâm trạng của mẹ bầu thay đổi.
- Lo lắng về quá trình chuyển dạ hoặc cách chăm sóc em bé.
- Căng thẳng trong công việc.
- Cuộc sống bận rộn.
- Bạo lực gia đình.

Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ
Với bà bầu, dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời đây cũng là những yếu tố quan trọng giúp chất lượng đời sống được nâng cao, hạn chế những áp lực căng thẳng mà mẹ gặp phải. Vì vậy dù có đang gặp stress hay không mẹ cũng cần chú ý đến các vấn đề này nhiều hơn.
- Tăng nguy cơ sinh non: Những bất thường trong tâm lý có thể làm mẹ sinh non thiếu tháng, con sinh ra có xu hướng nhẹ cân, chậm lớn hơn bình thường. Về thề chất: Đau ngực, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở, đau đầu, thay đổi thị lực, nghiến răng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, đau cơ.
- Về thần kinh: Lẫn lộn, chứng quên, ác mộng, không tập trung, mất ngủ.
- Về tâm lý: Cảm giác lo âu, tội lỗi, đau khổ, sợ hãi, bất hợp tác, lo lắng, thất vọng, cô đơn. Có những cơn giận dữ hoặc muốn khóc.
- Về xã hội: Tách biệt với những người khác, ăn quá nhiều hoặc không thèm ăn gì cả, uống nhiều rượu, dùng thuốc gây nghiện.
- Rối loạn ăn uống: Căng thẳng kéo dài khiến mẹ bầu gặp phải rối loạn ăn uống. Một số trường hợp ăn uống không kiểm soát và cũng có trường hợp lại bỏ bữa, ngán ăn,… những thói quen này có thể dẫn đến một số bệnh như đau dạ dày hay viêm đường ruột và viêm ruột kích thích.
Stress khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi
- Thai nhi nhẹ cân: Những mẹ bầu gặp căng thẳng có xu hướng ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, thậm chí bỏ bữa sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thai nhi dễ bị nhẹ cân và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ trong tương lai.
- Thiếu oxy máu: Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tố hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thê gây ra các dị tật ở thai nhi.
- Trẻ bị dị tật: Tuy nguy cơ không cao nhưng rất nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh việc mẹ bầu bị stress gây ra những di tật ở thai nhi.
- Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện cấu trúc não bộ mà mẹ bầu lại quá căng thẳng, sẽ có thể làm tăng co bóp tử cung dẫn đến kích ứng vùng nước ối. Từ đó, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
- Trẻ bị rối loạn hành vi: Stress khi mang thai cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ hành vi của trẻ khi chào đời. Trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ, tăng động hay trầm cảm,…

Điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt
Một số yếu tố quan trọng giúp chất lượng đời sống được nâng cao, hạn chế những áp lực căng thẳng mà mẹ gặp phải. Vì vậy dù có đang gặp stress hay không mẹ cũng cần chú ý đến các vấn đề này nhiều hơn.
Cụ thể, phụ nữ trong kỳ mang thai cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày, đặc biệt la canxi, vitamin nhóm B, Omega3.
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung các loại nước trái cây vào ban ngày để tinh thần được vui vẻ tỉnh táo, hạn chế uống quá nhiều vào buổi tối.
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích có hại khác.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ tránh lam hệ tiêu hóa hoạt động quá sức.
- Tránh ăn quá khuya, ăn quá no vào buổi tối, đặc biệt là một bữa tối có quá nhiều dầu mỡ.
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, giàu dưỡng chất.
- Tránh nằm ngay sau khi ăn mà nên đi lại nhẹ nhàng.
- Đi bộ nhẹ nhàng vài vòng trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Stress khi mang thai là một vấn đề rối loạn tâm lý có thể đem lại nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với mẹ và bé. Vì vậy, gia đình cần có sự lưu tâm, chăm sóc để cải thiện các lo lắng, căng thẳng của phụ nữ trong suốt thai kỳ cũng như sau khi sinh. Bên cạnh đó, dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.