Sụp mí mắt gây ảnh hưởng không nhỏ cho đôi mắt, đặc biệt là tổng quan toàn khuôn mặt. Đôi mắt được ví như linh hồn để thể hiện sự tự tin của con người. Do đó, người bị sụp mí mắt sẽ bị hạn chế nhiều vấn đề và khiến họ không được hoàn hảo.
Sụp mí mắt là gì?
Sụp mí mắt là tình trạng da chùng thừa của mí mắt trên rủ xuống nhãn cầu. Rìa của mí mắt trên có thể thấp hơn bình thường (mụn thịt) hoặc có thể có da thừa rộng thùng thình ở mí mắt trên (bệnh da liễu). Tình trạng sụp mí mắt thường là sự kết hợp của cả hai tình trạng trên.
Nếu các nếp da mí mắt trên rủ xuống quá bờ mi, tầm nhìn có thể bị suy giảm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, sụp mí mắt có thể làm giảm đáng kể tầm nhìn dựa vào mức độ cản trở đồng tử ở mắt. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể sẽ tự hết hoặc phải cần điều trị.
Nguyên nhân gây sụp mí mắt
Tình trạng sụp mí mắt xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cốt lõi sau:
Yếu tố bẩm sinh
Có những người bị sụp mí mắt bẩm sinh, tức là sinh ra đã bị. Lúc này, mí trên của 2 bên mắt không đồng đều, bên cao bên thấp, gây ra tình trạng bất cân xứng. Càng lớn thì biểu hiện của sụp mí mắt càng rõ, dễ nhận thấy.
Yếu tố tự nhiên
Càng lớn tuổi, tình trạng lão hóa diễn ra càng nhanh khiến da bị nhăn nheo, chảy xệ. Bên cạnh các nếp nhăn hay vết chân chim ở đuôi mắt, thì một số người sẽ bị sụp mí. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người cao tuổi có làn da khô ráp hoặc bị thừa cân, béo phì.
Yếu tố bệnh lý
Người mắc một số bệnh lý về mắt như hội chứng đỉnh hốc mắt, hội chứng mắt khe dơi, hội chứng xoang hang,… hoặc bệnh nhược cơ, tổn thương dây thần kinh cũng có thể gặp tình trạng sụp mí mắt.
Do tai nạn hoặc phẫu thuật xâm lấn thất bại
Bị sụp mí mắt không loại trừ nguyên nhân do tai nạn, gặp các chấn thương ở vùng mắt. Bên cạnh đó, các phẫu thuật xâm lấn nhằm lấy phần mỡ thừa, da thừa ở mắt thất bại cũng có thể gây sụp mí.
Những ai có nguy cơ sụp mi
Sụp mi có thể ảnh hướng đến mọi lứa tuổi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Lão hóa.
- Bệnh tiểu đường.
- Đột quỵ.
- Hội chứng Horner.
- U não.

Dấu hiệu của tình trạng sụp mí mắt
Sụp mí có thể bị ở một hoặc cả hai mí mắt tùy theo nguyên nhân. Các dấu hiệu sụp mí mắt có thể bao gồm:
- Mắt sụp mí, chảy xệ ở một hoặc cả hai bên.
- Khi mí mắt bị sụp xuống che phủ đồng tử của mắt, tầm nhìn sẽ bị ảnh hưởng.
- Ngửa đầu ra sau để nhìn thấy được mi dưới.
- Mệt mỏi và đau nhức quanh mắt.
- Tăng tiết nước mắt mặc dù có cảm giác khô mắt.
- Khuôn mặt trông thiếu sức sống và mệt mỏi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hậu quả của sụp mí mắt
Sụp mí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc bệnh về cả thẩm mỹ và bệnh lý.
Tác động của sụp mi đối với sức khỏe
- Không cân đối 2 bên mi mắt sau mổ: Mi nâng quá, hay không nâng. Bờ mi không đều, hàng lông mi vểnh quá so với bên không mổ.
- Hở nhãn cầu khi ngủ (nhắm mắt không kín) dễ dẫn đến loét giác mạc.
- Mổ tạo nếp mi không đẹp.
Về mặt bệnh lý
- Theo nghiên cứu, 75% các trường hợp sụp mí là do nguyên nhân bẩm sinh. Mới đầu, có thể mí mắt chỉ che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi gây ra tình trạng hạn chế tầm nhìn. Về lâu dài, có thể gây nhược thị, giảm khả năng nhìn, ảnh hưởng tới học tập, công tác.
- Sụp mí có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị lác, loạn thị hoặc vẹo cột sống, bị xơ các cơ quanh cổ do luôn phải ngước lên để nhìn.
- Sụp mí có thể là dấu hiệu của một số bệnh nặng như: Liệt dây thần kinh số III, nhược cơ,… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Đối với những người lớn tuổi, do ảnh hưởng tự nhiên của quá trình lão hóa hoặc những người sút cân nhiều, có thể xuất hiện hiện tượng sụp mí. Dù mức độ nặng hay nhẹ thì đều ảnh hưởng nhất định đến thị lực.
Chẩn đoán và điều trị sụp mi
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sụp mi
Bác sĩ chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, khám thực thể và thông qua các xét nghiệm bao gồm:
- Kiểm tra khe đèn: Bác sĩ có thể nhìn gần vào mắt bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao. Mắt có thể giãn ra trong quá trình kiểm tra này, vì vậy bạn có thể gặp một số khó chịu nhẹ.
- Kiểm tra thuốc tensilon: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tensilon vào tĩnh mạch. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ được yêu cầu liếc mắt qua lại hay làm một số cử động cơ để bác sĩ theo dõi và xem thuốc tensilon có cải thiện sức mạnh cơ mắt hay không, điều này sẽ giúp xác định các vấn đề gây sụp mi.
- Kiểm tra thị lực.
Phương pháp điều trị sụp mi hiệu quả
Các phương pháp điều trị bao gồm: Phẫu thuật thẩm mỹ, sử dụng kính để giữ mi mắt lên.
Nếu bác sĩ thấy rằng sụp mi mắt là do một bệnh lý gây ra thì sẽ điều trị bệnh đó để mi mắt không chùng xuống nữa.

Đề phòng sụp mi mắt
Để phòng sụp mi cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh:
- Không thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc để đôi mắt được phục hồi sau khi lao động, làm việc.
- Không nên tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, không đọc sách báo khi thiếu ánh sáng.
- Không nên thường xuyên sử dụng kính sát tròng. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt. Nên sử dụng kính râm hoặc kem chống nắng dành riêng cho mắt khi đi ra ngoài.
- Để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, nếu phải làm việc liên tục với thiết bị điện tử, máy tính, thì sau 30-60 phút làm việc nên nhắm mắt lại trong vài giây để mắt được thư giãn.
- Ngoài ra cần tránh xa các tác nhân không tốt cho mắt, có chế độ ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E… tốt cho mắt.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
- Hạn chế uống cà phê, rượu, các chất kích thích…
- Khi có các bất thường về mắt thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và dùng thuốc theo đơn, không tùy tiện tra các thuốc mắt mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Sụp mí mắt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng lại khiến người bị sụp mí e ngại, lo lắng về tính thẫm mỹ làm giảm chất lượng cuộc sống. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sụp mi bằng cách sinh hoạt khoa học, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng việc tập luyện thể chất giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các mối nguy ảnh hưởng tới sức khỏe.