Suy buồng trứng đang trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ nữ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường mà nó còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Suy buồng trứng là bệnh gì?
Suy buồng trứng sớm là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động chức năng, trong đó bệnh nhân sẽ không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới. Bên cạnh đó, các chức năng sinh dục khác của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.
Suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm đời sống tình dục và cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới cũng như là nguyên gây hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.
Nguyên nhân gây bệnh
- Nhân tố miễn dịch: Các bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp tự miễn có thể đi kèm suy buồng trứng sớm.
- Suy buồng trứng sớm do điều trị bệnh: Những phụ nữ phải cắt cả hai bên hoặc một bên buồng trứng có thể khiến cho chức năng của buồng trứng bị rối loạn gây suy buồng trứng sớm trước 40 tuổi.
- Suy buồng trứng tự phát: bị tắt kinh đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân quan trong trọng nhất của bệnh suy buồng trứng sớm, thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Biểu hiện lâm sàng: kinh nguyệt ít dần, thưa dần, đồng thời xuất hiện những triệu chứng ở thời mãn kinh như: bực bội, cáu gắt, khô âm đạo…
- Nhiễm virus: Những loại virus gây bệnh như virus herpes simplex (HSV), virus gây ra bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng hoặc buồng trứng tự miễn làm tổn thương buồng trứng gây suy buồng trứng sớm.
- Giảm cân quá mức: Giảm cân quá mức khiến lượng chất béo bên trong cơ thể bị giảm nhanh dẫn đến ảnh hưởng tới lượng estrogen trong cơ thể, rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh, buồng trứng bị suy sớm.
- Thói quen sống không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Áp lực tinh thần quá lớn: Phụ nữ nếu rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức, lâu dần có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể, làm suy giảm chức năng buồng trứng sớm, giảm hormone estrogen khiến cho thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn.

Ảnh hưởng của bệnh suy buồng trứng
Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt trong cuộc sống vợ chồng. Những ảnh hưởng do bệnh gây ra như:
- Khiến bệnh nhân mất tự tin vào bản thân.
- Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối do bệnh nhân không có ham muốn tình dục và khó có thể đạt được cảm giác khoái cảm trong khi giao hợp.
- Chức năng sinh sản ở nữ giới bị suy giảm đáng kể do trứng không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh dẫn đến vô sinh.
Điều trị suy buồng trứng
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp phục hồi chức năng hoạt động bình thường của buồng trứng. Sau khi xét nghiệm chẩn đoán suy buồng trứng sớm, tùy từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Hormon thay thế: Nhằm giảm bớt các triệu chứng giống như hội chứng mãn kinh; rối loạn vận mạch, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về da, tâm trạng, thể chất mệt mỏi… và ngăn ngừa hệ quả của sự thiếu hụt estrogen như tình trạng loãng xương.
- Hiếm muộn: Có rất nhiều phương pháp điều trị được thực hiện nhằm phục hồi chức năng của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate, … Những người muốn có thai cần áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc thụ tinh ống nghiệm xin trứng.

Phòng bệnh suy buồng trứng
Ăn gì để phòng ngừa và điều trị suy buồn trứng
- Sữa ong chúa: đã được chứng minh giúp cân bằng hormone nội tiết tố, có lợi cho những người bị mất cân bằng nội tiết tố. Nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản năm 2007 cho thấy, sữa ong chúa có xu hướng bắt chước estrogen của con người, có tác dụng tăng nồng độ etsrogen. Sữa ong chúa cũng rất giàu acid amin, chất béo, đường, protein, sắt, calci, vitamin D và E giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Uống rượu vang: Nghiên cứu mới đây của Cơ quan nghiên cứu sức khỏe phụ nữ Hà Lan, mỗi ngày uống 1 cốc rượu vang sẽ giúp sự phát triển của trứng có thể tăng lên 20%. Chất Polyphenol trong rượu vang đỏ có thể làm cho trứng khỏe mạnh.
- Bổ sung nhiều sắt vào ngày “đèn đỏ”: Vào chu kỳ kinh, cơ thể có thể mất đi một lượng lớn nguyên tố sắt mà sắt lại bổ sung dinh dưỡng cho buồng trứng. Chị em nên ăn nhiều rau và những thực phẩm giàu sắt như nội tạng động vật để giúp buồng trứng khỏe hơn.
- Các loại đậu, trứng và sữa: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin nhóm B, chất xơ và cả chất đạm, làm điều hòa lượng hormone trong cơ thể góp phần giữ cho buồng trứng khỏe mạnh.
- Cá: rất giàu omega 3 có tác dụng cân bằng, nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng protein dồi dào trong cá giúp cải thiện chất lượng cũng như số lượng trứng. Bạn nên bổ sung từ 300-400 gram cá mỗi tuần vào thực đơn của cả gia đình.
Chế độ sinh hoạt
- Cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, nếu thấy kinh nguyệt có vấn đề bất thường: máu kinh ít, kinh thưa dần, mất kinh mấy tháng liên tiếp cần đi kiểm tra và điều trị sớm.
- Cần hạn chế stress căng thẳng liên tục nên giữ tinh thần lạc quan vui vẻ.
- Có chế độ ăn uống hợp lý tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo sức khỏe chống lại các loại virut gây bệnh.
- Không lạm dụng thuốc kích trứng, không kích trứng liên tục.
Suy giảm chức năng buồng trứng là nguồn cơn gây vô sinh và khiến chị em phụ nữ lo lắng vì nó ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng và sức khỏe sinh sản. Do vậy, phụ nữ cần phát hiện sớm để điều trị và lưu ý một số biện pháp giúp cải thiện chức năng của buồng trứng. Đồng thời, điều chỉnh lại sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng đẩy lùi nguy gây bệnh.