Có đến 10-20% trẻ em sinh ra với cân nặng dưới 2,5 kg bị suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ dù ở mức độ nào cũng đều bị tổn hại đến sự phát triển lâu dài về sau.
Suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy sinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng thể hiện sớm nhất. Trẻ sinh ra bị nhẹ cân nếu đủ tháng (<2,5 kg). Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ làn cho bộ não chậm phát triển sau này trẻ sẽ bị kém thông minh, mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mãn tính: Tim mạch, các dị tật bẩm sinh,….
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bào thai
- Độ tuổi khi mang thai: Cơ thể người phụ nữ bắt đầu lão hóa khi bước sang tuổi 30, mang thai khi càng lớn tuổi thai nhi càng dễ bị suy dinh dưỡng vì không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết…
- Dinh dưỡng trong thai kỳ: Chế độ ăn cho bà bầu cực kỳ quan trọng, không phải chỉ cần số lượng mà còn phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Mẹ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: Chất đạm, chất béo, chất bột và vitamin cùng khoáng chất.
- Sức khỏe của mẹ: Trong quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ không được tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban,… có khả năng bị dị tật bẩm sinh. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyên bạn nên điều trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định mang thai.

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng bào thai
Ngoài ra, mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng có thể giúp nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng không.
Có các loại suy dinh dưỡng thai nhi sau:
- Thai nhi có chiều dài bình thường và cân nặng giảm ít so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng.
- Thai nhi có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường.
- Thai nhi có vòng đầu, chiều dài và cân nặng đều giảm.
Trong giai đoạn bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn.
Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không?
- Thai chết lưu: Nếu phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn: Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vitamin, trong đó có vitamin A và C, là những chất rất quan trọng với hệ thống miễn dịch. Nếu cơ thể trẻ thiếu những chất này sẽ làm bé dễ bị nhiễm khuẩn.
- Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt: Trẻ suy dinh dưỡng rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nếu không được ủ ấm kịp thời, thân nhiệt của trẻ có thể bị giảm mạnh có thể gây hậu quả khó lường.
- Trẻ dễ bị hạ đường huyết: Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị hạ đường huyết như trẻ rên nhẹ, khóc thét, run rẩy, co giật, tím tái, ngưng thở…cần cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt.
- Trẻ chậm phát triển: Chế độ ăn không đúng cách hoặc thiếu vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi có thể làm em bé phát triển chậm vì sự thiếu hụt nguồn lực ngay từ trong cơ thể của mẹ.
- Trẻ có thể chịu những di chứng về tâm thần: Một số trường hợp trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ cao xuất hiện các dấu hiệu về thần kinh như chậm phát triển về thấn kinh.
Khắc phục tình trạng suy ding dưỡng bào thai
Vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ khi bị bệnh suy dinh dưỡng bào thai là rất quan trọng, vì thế các mẹ cần lưu ý như sau:
- Ủ ấm cho trẻ, cho trẻ nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh.
- Theo dõi cơ thể bé nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời như bé bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu, hay hạ canxi máu.
- Tắm nước sạch, thay băng rốn cho bé hàng ngày.
- Sau khi sinh xong cần cho trẻ bú ngay trong nửa giờ đầu tiên.
- Bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để trẻ có cân nặng bình thường. Nếu như bé bú kém thì cần vắt sữa ra cốc và đút từng thìa.
- Chỉ nên cho bé tập ăn dặm khi được hơn 6 tháng tuổi, đảm bảo khẩu phần ăn của bé có đầy đủ các vi chất thiết yếu.
- Mẹ cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa để cho bé để bé phát triển cả chiều cao, cân nặng phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng.
- Ngoài ra còn cần ăn uống bổ sung thêm các vi chất như canxi, vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai
- Ăn đủ chất: Mẹ khi mang thai cần ăn đủ chất, ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, hạt, thực phẩm giàu protein.
- Ăn các thức ăn có giàu đạm, canxi như tôm, cua, trứng, sữa.
- Khi mang thai cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi và thư giãn, sẽ giúp cơ thể hồi phục năng lượng, phòng tránh được các loại bệnh tật.
- Không được uống rượu, bia, chất kích thích như cà phê khi mang thai, đặc biệt là hít khói thuốc lá nhiều sẽ làm bé trong bụng có nguy cơ bị thiếu cân suy dinh dưỡng.
- Tinh thần phải lạc quan, tránh áp lực căng thẳng mệt mỏi trong suốt quá trình mang thai.
- Nên bỏ chút thời gian để tập hít vào thở ra như yoga, và thường xuyên đi bộ nhẹ khi thai được 7 tháng tuổi trở lên.
- Cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Mẹ bầu cần chú ý đi khám thai theo định kỳ thường xuyên, tránh bị stress cũng sẽ giúp một phần giảm thiểu tỉ lệ bé bị suy dinh dưỡng thiếu.
Để chủ động phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai, cần có kế hoạch chăm sóc bà mẹ tương lai ngay từ khi còn nhỏ, không để các em gái bị suy dinh dưỡng, thấp cân, còi cọc. Khi mang thai, cần được ưu tiên ăn uống đầy đủ, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình đến cuối thai kì là 10- 12kg; không để ốm đau, thiếu máu trước và sau khi sinh.