Suy gan xảy ra khi gan bị tổn thương hoặc chức năng của gan không còn hoạt động được nữa. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên cần được xử trí kịp thời.
Suy gan là bệnh gì?
Suy gan là hiện tượng chức năng gan suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Suy gan dẫn đến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể hay gan có thể không còn hoạt động chính xác.
Suy gan tiến triển trong nhiều năm và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị sớm.
Có 2 loại suy gan gồm: Suy gan có thể cấp tính hoặc mạn tính.
Suy gan cấp tính
Suy gan cấp tính thường tấn công nhanh. Bạn sẽ bị mất chức năng gan trong vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Bệnh có thể xảy ra đột ngột, mà không hiển thị bất kỳ triệu chứng nào.
Nguyên nhân thường gặp gây ra suy gan cấp tính bao gồm ngộ độc nấm hoặc quá liều thuốc, có thể xảy ra do uống quá nhiều Acetaminophen hoặc uống thuốc quá liều.
Suy gan mãn tính
Suy gan mãn tính phát triển chậm hơn. Nó có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Suy gan mạn tính thường là kết quả của xơ gan, thường do sử dụng rượu lâu dài. Xơ gan xảy ra khi mô gan khỏe mạnh trở thành mô sẹo.
Trong thời gian suy gan mãn tính, gan sẽ bị viêm. Tình trạng viêm này gây ra sự hình thành mô sẹo theo thời gian. Khi các mô bị sẹo, bạn sẽ bị suy gan.
Nguyên nhân gây suy tim
Suy gan gây ra bởi nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một vài nguyên chính gây bệnh thường gặp ở nhiều người, gồm:
- Viêm gan do vi rút: A, B, C, D…
- Quá liều Do thuốc paracetamol, halothane, thuốc kháng viêm không steroid.
- Bị ngộ độc nấm.
- Uống nhiều rượu bia.
- Hút thuốc lá.
- Thực phẩm chứa chất độc.

Những triệu chứng của bệnh suy gan
Những triệu chứng đầu tiên của suy gan thường có thể liên quan đến bất kỳ chỉ số hoặc tình trạng nào, do vậy rất khó để chẩn đoán được suy gan ở giai đoạn đầu.
Một số triệu chứng suy gan khi bệnh mới khởi phát gồm:
- Cảm giác buồn nôn.
- Người bệnh chán ăn.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Bị tiêu chảy.
- Tình trạng giảm cân xảy ra.
Khi tình trạng suy gan trở nên nặng hơn, các dấu hiệu cũng sẽ bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện:
- Vàng mắt, vàng da.
- Bầm da hoặc chảy máu.
- Phù chân.
- Bụng bị chướng, tích tụ dịch trong bụng.
Các dấu hiệu trên có thể liên quan đến các vấn đề hoặc các rối loạn khác khiến cho các bác sĩ khó có thể chẩn đoán được bệnh suy gan. Có những trường hợp không thể phát hiện được ra bệnh cho đến khi tình trạng suy gan đã tiến triển đến giai đoạn tử vong bởi không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến suy gan. Khi ở giai đoạn này thì người bệnh có thể bị mất phương hướng, buồn ngủ, thậm chí có thể còn bị hôn mê.
Những biến chứng của bệnh suy gan
Suy gan cấp để lại nhiều biến chứng nặng nề như bệnh não gan, rối loạn chuyển hóa, biến chứng phổi, suy thận, phù não và co giật,…
- Phù não: Do mất cân bằng điện giải và dịch thể dẫn đến tình trạng phù não làm gia tăng áp lực lên hộp sọ.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và hệ hô hấp.
- Xuất huyết và biến chứng của xuất huyết: chức năng gan suy giảm dẫn đến rối loạn quá trình sản xuất các yếu tố đông máu, từ đó làm rối loạn đông máu khiến hệ tiêu hóa dễ bị xuất huyết. Thông thường rất khó để kiểm soát biến chứng này.
- Suy thận: Biến chứng suy thận xuất hiện ở 55% trong số các trường hợp suy gan cấp tính khi được chuyển tới chuyên khoa điều trị, thường bộc phát sau suy gan (hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng gan thận). Cũng có khi suy thận đồng thời xảy ra với suy gan do các tác nhân khác ảnh hưởng tới 2 cơ quan này (ví dụ như uống quá liều paracetamol).
- Rối loạn chuyển hóa: Hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm phosphat máu, hạ đường huyết (do cholesterol trong máu tăng và glycogen ở gan bị giảm).
Chẩn đoán bệnh
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh suy gan hoặc là một trong những đối tượng dễ bị suy gan như uống nhiều rượu bia… thì hãy nên đi khám để chẩn đoán bệnh.
Để biết được liệu bạn có mắc bệnh suy gan hay không, các bác sĩ sẽ làm một vài xét nghiệm, siêu âm cơ bản:
- Xét nghiệm máu: Để phát hiện những bất thường trong máu có liên quan đến bệnh suy gan.
- Siêu âm, chụp CT: Hình ảnh rõ nét giúp phát hiện những bất thường trên gan.
- Sinh thiết: Một mảnh gan nhỏ được lấy và kiểm tra giúp phát hiện những tổn thương của gan.
Điều trị suy gan
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng tổn thương gan ở người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị, trong nhiều trường hợp, việc điều trị có thể liên quan đến việc kiểm soát các biến chứng và cần chờ thời gian để gan người bệnh phục hồi.
Điều trị bằng thuốc
Với những trường hợp bệnh nhẹ, gan chưa bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm chống lại tác nhân gây suy gan và hỗ trợ gan mau phục hồi.
Những bệnh nhân điều trị suy gan cấp bằng thuốc chống ngộ độc sẽ được chỉ định dùng Acetaminophen quá liều được điều trị với một loại thuốc gọi là thuốc chống ngộ độc. Thuốc này cũng có thể giúp điều trị các nguyên nhân khác gây suy gan cấp.
Phẫu thuật
Với những trường hợp gan bị tổn thương nặng một phần. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương để ngăn chặn lây lan. Gan có khả năng tự hồi phục nên việc cắt bỏ một phần gan sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ghép gan
Khi gan bị tổn thương quá nặng, vùng tổn thương rộng thì người bệnh cần được ghép gan để có thể đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy đi phần mô gan bị tổn thương của người bệnh và thay thế bằng một gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Ngoài ra, khi điều trị suy gan cấp, bác sĩ sẽ kiểm soát và theo dõi chặt các dấu hiệu cũng như triệu chứng ở bệnh nhân để ngăn ngừa biến chứng do suy gan cấp gây ra bằng cách giảm áp lực nội sọ do quá tải dịch trong não, tầm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa chảy máu trầm trọng.

Phòng ngừa bệnh suy gan
Để phòng ngừa suy gan, cách tốt nhất là hạn chế nguy cơ phát triển xơ gan và viêm gan.
- Uống thuốc tuân theo hướng dẫn và chỉ định của y bác sĩ: Khi uống paracetamol hoặc bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần kiểm tra kỹ liều lượng khuyến cáo được ghi trên bao bì sản phẩm, không được dùng quá liều cho phép. Nếu bị mắc bệnh lý về gan thì trước khi sử dụng paracetamol, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ: Nên thực hiện tiêm vacxin viêm gan A, B khi bạn có tiền sử, nguy cơ hoặc đang mắc viêm gan mạn tính.
- Không uống rượu bia và đồ uống có cồn.
- Không sử dụng chung kim tiêm và đồ dùng cá nhân.
- Khi quan hệ tình dục luôn dùng bao cao su an toàn.
- Tránh xa khói thuốc lá.
- Duy trì vóc dáng và chỉ số cân nặng một cách cân đối, khỏe mạnh: bệnh thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh này dễ tiến triển thành xơ gan và viêm gan.
Điều trị suy gan có thể thành công nhưng rất khó và mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bệnh còn gây các ảnh hưởng cho sức khỏe về sau. Như vậy việc phòng tránh mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Thăm khám sức khỏe định kỳ, nâng cao sức khỏe để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất.