Bản thân hệ miễn dịch có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Vì thế, bất cứ nguyên nhân nào khiến cho hệ miễn dịch suy yếu đều khiến sức khỏe đứng trước những mối nguy hại khó lường.
Suy giảm miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách có cùng nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Vị trí phân bố của hệ miễn dịch nhiều nhất là ở các “ngõ vào” của cơ thể, nhất là đường hô hấp và tiêu hóa.
Bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào, các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng sẽ bị khu trú và tiêu diệt, không gây ra bệnh được. Bất cứ nguyên nhân nào làm hệ miễn dịch bị tổn thương, không còn đảm bảo được chức năng này sẽ gọi là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
Nguyên nhân gây bệnh
Hội chứng suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều cơ chế khác nhau. Nhìn chung, hội chứng này có thể được chia thành hai nhóm nguyên nhân: Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh và suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.
Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
- Rối loạn di truyền: Những bất thường trong bộ gen được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có suy giảm hệ miễn dịch cũng khiến đứa trẻ sinh ra dễ mắc nhiễm trùng hơn những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ bình thường.
- Các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và tế bào T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể, giảm gamma globulin trong máu… và không xác định (vô căn).
Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải
- Nhiễm HIV/AIDS: Không như các loại virus khác, HIV lại chọn kí sinh và gây tổn thương trực tiếp trên hệ miễn dịch của con người. Số lượng tế bào miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không chống đỡ được các bệnh lý nhiễm trùng tưởng chừng rất nhẹ nhàng nên dễ suy kiệt, tử vong.
- Dùng corticoid, thuốc chống thải ghép, thuốc hóa trị ung thư: Các loại thuốc này làm ức chế khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.
- Mắc bệnh đái tháo đường: Tình trạng tăng đường huyết kéo dài hoặc bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát tốt là yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài.
- Hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, suy kiệt: Đây là các tình trạng làm suy giảm nghiêm trọng số lượng tế bào miễn dịch trong máu, với cơ chế không được tạo ra, tạo ra không đủ số lượng, không hiệu quả, không đảm bảo chức năng hoặc bị thất thoát mất ra ngoài.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:
- Chứng thất điều giãn mạch.
- Hội chứng Chediak-Higashi.
- Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp (Giảm và mất gamma globulin trong máu).
- Thiếu hụt các chất bổ thể.
- Hội chứng DiGeorge.
- Giảm gamma globulin trong máu.
- Hội chứng Job.
- Khuyết tật bạch cầu bám dính.
- Bệnh Bruton.
- Giảm gamma globulin trong máu bẩm sinh.
- Thiếu hụt IgA chọn lọc.
- Hội chứng Wiskott-Aldrich.

Dấu hiệu nhận biết suy giảm miễn dịch
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng suy giảm miễn dịch là:
- Mắt hồng.
- Nhiễm trùng xoang.
- Cảm lạnh.
- Bệnh tiêu chảy.
- Viêm phổi.
- Nhiễm trùng nấm men.
Biến chứng suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch nguyên phát do các khiếm khuyết di truyền gây ra nên rất khó phát hiện, thường xảy ra ở trẻ em với nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại họ đang mắc phải. Thậm chí, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị tử vong. Trong khi đó, đối với suy giảm miễn dịch thứ phát, cơ thể dần mất khả năng tự vệ hoặc tự vệ yếu trước tác nhân gây hại khiến sức khỏe suy yếu dần.
Chẩn đoán suy giảm miễn dịch
Chẩn đoán bệnh hay không bằng cách:
- Hỏi về bệnh sử.
- Kiểm tra cơ thể.
- Xác định số lượng tế bào máu trắng.
- Xác định số lượng tế bào T.
- Xác định nồng độ miễn nhiễm.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có thể được đề nghị thực hiện để xác định nguy cơ đột biến gen – nguyên nhân gây rối loạn suy giảm miễn dịch.
Biện pháp điều trị suy giảm miễn dịch
Tùy vào tình trạng suy giảm miễn dịch của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tương thích. Hầu hết trường hợp điều trị nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc trị liệu nhiễm trùng, cải thiện chức năng hệ miễn dịch.
Các phương pháp điều trị thường được sử dụng gồm: Thuốc kháng sinh, kháng virus, liệu pháp immunoglobulin. Nếu tủy xương không thể sản xuất đủ tế bào lympho sẽ tiến hành cấy ghép tủy xương.

Phòng ngừa suy giảm miễn dịch
Chế độ ăn uống
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Bạn nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm: rau củ. thịt, cá, trái cây,… để cân bằng dinh dưỡng, phòng ngừa các bệnh mãn tính.
Khẩu trang
Khẩu trang được xem là biện pháp thông dụng giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây cúm cũng như các loại vi rút thông thường hiện nay. Thậm chí, nếu bạn cảm thấy chưa thực sự an toàn khi mang khẩu trang, có thể hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh nhiễm trùng hay cảm cúm để hạn chế bị lây bệnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Để phòng chống bệnh bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe. Bạn nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm như thịt, cá, rau xanh, củ quả, trái cây,… để cân bằng chế độ dinh dưỡng và phòng ngừa các bệnh mãn tính.
Thể dục thể thao hàng ngày
Ngoài chế độ ăn uống bạn cần nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường thể chất. Việc tập luyện không chỉ giúp bạn vóc dáng săn chắc, thon gọn, rèn luyện được thể lực và tăng cường việc trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, bạn sẽ phòng ngừa được các bệnh về nhiễm trùng và suy giảm miễn dịch.
Leave a reply