Hiện nay, tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày một gia tăng, đây là con số đáng báo động bởi vì bệnh này có liên quan tới các vấn đề về tim mạch. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải đứng, người thừa cân hoặc người cao tuổi. Muốn phát hiện và điều trị bệnh sớm, chúng ta cần nắm được một số triệu chứng thường gặp.
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi chân cũng bị giảm theo.
Nguyên nhân gây bệnh
- Suy giãn tĩnh mạch tiên phát.
- Giãn tĩnh mạch vô căn: Do bất thường về mặt di truyền hoặc huyết động của hệ tĩnh mạch nông gây ra.
- Suy giãn tĩnh mạch sâu tiên phát: Do sự bất thường về giải phẫu, bờ tự do của van quá dài, gây ra sa van; hoặc do giãn vòng van.
- Bệnh lý tĩnh mạch hậu huyết khối.
- Dị sản tĩnh mạch: thiếu hụt hoặc thiểu sản van tĩnh mạch bẩm sinh, dị sản tĩnh mạch có kèm theo hoặc không rò động mạch – tĩnh mạch.
- Bị chèn ép: khối u, hội chứng Cockett.
Yếu tố nguy cơ của giãn tĩnh mạch
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
- Giới tính: gặp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
- Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch càng tăng.
- Béo phì: do các tĩnh mạch chân phải chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể nên nếu thừa cân sẽ gây áp lực nhiều hơn, dễ làm giãn tĩnh mạch ở chân.
- Mang thai: do thay đổi hormone, thai đôi hoặc đa thai.
- Nghề nghiệp phải đứng nhiều, ít di chuyển (như giáo viên).

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
- Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu.
- Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân.
- Đau khi đi lại nhiều.
- Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân.
- Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét.
- Ngứa xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
- Chân đau.
- Chân động đậy bất thường.
- Vết loét trên da.
- Phát ban xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
- Các tĩnh mạch bị đau khi chạm vào.
- Thay đổi da quanh mắt cá chân hoặc cơ bắp chân.
Biến chứng của bệnh
Các biến chứng y khoa bạn cần lưu ý bao gồm:
- Tụ máu: Một vùng bầm tím hoặc chảy máu lớn bên dưới da.
- Loét: Một vết thương hở không lành.
- Viêm tĩnh mạch: Nhiễm trùng tĩnh mạch.
- Viêm tắc tĩnh mạch: Nhiễm trùng và máu cục máu đông trong tĩnh mạch.
Cách điều tị bệnh
- Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: Băng và vớ có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa.
- Dùng thuốc: dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Chích xơ: một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.
- Liệu pháp xơ hóa: với liệu pháp này bác sĩ sẽ tiêm dung dịch tạo bọt vào dây tĩnh mạch bị giãn giúp lượng máu được chuyển sang những tính mạnh khỏe để tiếp tục lưu thông máu.
- Phẫu thuật: đây là phương pháp cho các trường hợp bị nặng hoặc xảy ra biến chứng.

Cách phòng ngừa bệnh
Có một số biện pháp tự chăm sóc mà bạn có thể thực hiện để giảm khó chịu do suy giãn tĩnh mạch. Những biện pháp tương tự cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch, bao gồm:
- Tập thể dục hàng ngày để cải thiện lưu thông máu ở chân.
- Kiểm tra cân nặng của bạn.
- Không ngồi trong thời gian dài.
- Tránh mặc quần áo chật.
- Mang tất chân hỗ trợ.
- Tránh đi giày cao gót trong thời gian dài.
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị ảnh hưởng giúp lưu thông máu.
- Ăn uống lành mạnh. Các loại thực phẩm như trái cây, củ hành tây và tỏi rất giàu flavanoid có tác dụng giảm huyết áp và làm giãn mạch máu.
- Nâng cao chân để giảm áp lực trong tĩnh mạch chân. Lực hấp dẫn sẽ tạo điều kiện cho lưu lượng máu đến tim trơn tru.
Suy giãn tĩnh mạch cần được tầm soát, phát hiện và điều trị sớm để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tầm soát chuyên sâu về mạch máu là yếu tố tiên quyết ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý. Điều trị bệnh sớm nhằm tránh những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.