Suy giáp trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con như lưu thai, sẩy thai, thai chậm phát triển. Vì vậy kiến thức về suy giáp này rất cần thiết và quan trọng co các bà mẹ chuẩn bị mang thai cũng như đã và đang mang thai.
Suy giáp ở phụ nữ là bệnh gì?
Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể trong đó có cơ quan sinh sản, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn. Cần có rụng trứng để mang thai, nhưng nếu bị suy giáp, bạn có thể không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên. Vì các hormon tuyến giáp ảnh hưởng tới rụng trứng và khả năng sinh nở.
Nguyên nhân suy giáp thai kỳ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giáp ở phụ nữ:
- Bệnh viêm giáp mạn tính Hashimoto đặc trưng với quá trình cơ thể sản xuất ra các kháng thể tấn công và phá hủy tế bào tuyến giáp là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Tiền căn phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp do các nguyên nhân khác nhau.
- Sau xạ trị tuyến giáp vùng cổ.
- Do thuốc: Một số loại thuốc điều trị tim mạch, tâm thần và ung thư… có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tuyến giáp như Amiodarone, Interferon alpha và Interleukin-2.
- Do thai nghén: Thai phụ đối diện với nguy cơ thiếu hụt iod cao hơn so với người bình thường do nhu cầu iod tăng lên trên 50% vì những thay đổi khác nhau về mặt sinh lý – chuyển hoá.

Biểu hiện của suy giáp trong thai kỳ
Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh suy giáp thai kỳ:
- Da căng hơn, mặt có biểu hiện sưng phồng.
- Mạch chậm.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Mặt sưng phồng lên, da căng ra.
- Kém tập trung, hay quên.
- Chịu lạnh kém hơn bình thường.
- Tăng cân.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ TSH tăng và nồng độ FT4 giảm.
Những dấu hiệu của bệnh suy giáp trong thời kỳ mang thai thường không rõ ràng và hay bị nhầm lẫn với một số bệnh khác, đặc biệt là tình trạng trầm cảm. Do đó, mẹ bầu và gia đình không nên chủ quan mà cần đi khám sớm ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, để được xác định bệnh và chữa trị kịp thời.
Ảnh hưởng của bệnh suy giáp đến thai nhi và sản phụ
Đối ngược với cường giáp, suy giáp là nhóm bệnh do nồng độ hormone tuyến giáp giảm, không đủ phục vụ các hoạt động của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh suy giáp ở phụ nữ mang thai bao gồm: Mệt mỏi thường xuyên, không chịu được nhiệt độ lạnh, chuột rút cơ, bị táo bón nặng, giảm trí nhớ và mất tập trung,…
Phụ nữ mang thai nếu bị mắc bệnh suy giáp sẽ có các nguy cơ như:
- Thiếu máu: Suy giáp khiến cơ thể bị thiếu một số hormone phục vụ cho việc trao đổi chất sản sinh ra hồng cầu dẫn đến thiếu máu.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Bệnh cao huyết áp do suy giáp gây ra sẽ bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
- Tiền sản giật.
- Nhau bong non.
- Băng huyết sau sinh: Sản phụ sẽ bị chảy máu nhiều sau khi sinh, tình trạng này xảy ra trong vòng 1 ngày sau sinh có khi kéo dài đến 12 tuần.
- Myxedema: Đây là tình trạng bị suy giáp nặng không được điều trị gây ra hôn mê thậm chí tử vong.
- Sản phụ mắc bệnh suy giáp khiến thai nhi có nguy cơ cao bị: Sảy thai, phù thai, nhẹ cân, thai chết lưu, suy tim sung huyết. Trẻ sinh ra có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, bị giảm chỉ số IQ hoặc gặp các bất thường về phát triển trí tuệ.
Các biến chứng thường gặp
Bệnh suy giáp khi mang thai thường khiến mẹ bầu gặp nhiều biến chứng như:
- Buồn ngủ cả ngày, chậm chạp.
- Đau yếu cơ, thiếu máu.
- Táo bón, suy tim sung huyết.
- Nhiều biến chứng như tiền sản giật, chảy máu nhiều sau đẻ, bất thường bánh nhau… phổ biến ở phụ nữ mắc bệnh nặng. Các trường hợp bệnh nhẹ không có triệu chứng đặc biệt hoặc rất nhẹ, khó có thể phát hiện.
Điều trị suy giáp trong thai kỳ
Điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai giống như với đàn ông và phụ nữ không mang thai bị suy giáp, đó là:
- Dùng hooc môn tuyến giáp tổng hợp để thay thế. Khi có mang thai thường liều sẽ phải tăng lên 25-50% thỉnh thoảng có trường hợp phải tăng liều gấp đôi.
- Vần phải điều chỉnh liều levothyroxine tối ưu trước khi mang thai và kiểm tra TSH ngay khi có thai để bác sỹ điều chỉnh TSH về mức bình thường.
- Chức năng tuyến giáp được kiểm tra mỗi 6-8 tuần trong suốt quá trình mang thai để chắc chắn chức năng tuyến giáp bình thường. Nếu thay đổi liều levothyroxine thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp sau 4 tuần. Sau sinh càng sớm càng tốt, liều levothyroxine được đưa về giống như trước khi mang thai.
- Điều quan trọng nên biết rằng vitamin dành cho phụ nữ mang thai có chứa sắt và canxi, sẽ làm giảm hấp thu hooc môn tuyến giáp qua đường tiêu hóa. Do đó cần uống các thuốc vào những thời điểm khác nhau, cách nhau ít nhất 2-3 giờ.

Phương pháp phòng ngừa bệnh
- Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu iodine có thể kể đến như cá biển, sữa, trứng, những quả màu vàng, rau màu xanh đậm.
- Nên để canh nguội mới cho muối để giữ được tối đa lượng I-ốt trong món ăn vì khi gặp nhiệt độ cao, I-ốt rất dễ bay hơi.
- Nếu phát hiện bướu cổ từ tuổi vị thành niên, cần điều trị bệnh.
- Tất cả mẹ bầu nên sàng lọc bệnh suy giáp trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nhất là những trường hợp có nguy cơ cao.
- Trong trường hợp mắc bệnh, cần điều trị bệnh ổn định thì mới nên mang thai. Nếu đang điều trị bệnh lại có thai ngoài ý muốn thì cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh.
- Nên sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở trẻ, trong đó bao gồm bệnh lý tuyến giáp bẩm sinh. Từ đó, kịp thời điều trị cho trẻ và phòng tránh những nguy cơ sức khỏe lâu dài.
Suy giáp khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc xét nghiệm tầm soát chức năng tuyến giáp cho phụ nữ trước và trong khi mang thai là quan trọng nhằm đánh giá cũng như quản lý tốt các bất thường liên quan đến suy giảm chức năng tuyến giáp. Vì thế sản phụ cần phải tầm soát định kỳ và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mình bị bệnh tuyến giáp, để tránh ảnh hưởng tới bản thân và thai nhi.