Suy nhược thần kinh được coi là tâm bệnh của xã hội hiện đại và là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất tập trung ở nhiều người. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.
Suy nhược thần kinh là bệnh gì?
Suy nhược thần kinh là một hội chứng tập hợp các triệu chứng tương tự như bệnh tim, hô hấp, mặc dù khi khám sức khỏe thì không thấy có gì bất thường.
Ngày nay, các bác sĩ xem xét hội chứng này như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu. Phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống, luyện tập thể dục.
Bệnh cũng có nhiều tên khác như là chứng suy nhược tuần hoàn thần kinh, suy nhược mạn tính, hội chứng gắng sức, bệnh tim mạch chức năng, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp và tim dễ kích thích.
Nguyên nhân gây bệnh
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hội chứng suy nhược thần kinh là triệu chứng của rối loạn lo âu.
Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng cả hai giới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng của bạn.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
- Bị căng thẳng kéo dài hoặc bị trầm cảm.
- Phải chịu một cú sốc tâm lý nặng như mất đi người thân, phá sản,…
- Uống quá nhiều rượu.
- Sử dụng chất kích thích.
- Lạm dụng cà phê.
- Hút thuốc lá nhiều.
- Mất ngủ kéo dài.
- Mắc một số bệnh lý như thiếu máu não, tăng huyết áp, huyết áp thấp, chấn thương sọ não,…
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể dẫn đến bệnh là:
- Thần kinh yếu.
- Tác nhân kích thích thần kinh xuất hiện thường xuyên trong môi trường sống như: Tiếng ồn, ô nhiễm không khí, điều kiện sống không tốt, không khí bức bách, môi trường học tập và làm việc không tốt,…
- Bệnh lý mạn tính gây khó chịu kéo dài cho cơ thể như: Viêm xoang, viêm loét dạ dày, viêm túi mật,…
- Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu dinh dưỡng và thiếu năng lượng cho hoạt động của bộ não.
- Mất ngủ kéo dài hoặc làm việc quá nhiều nhưng ngủ không đủ giấc.
- Nghiện rượu, bia hoặc các chất kích thích, thức uống không tốt như cà phê, trà đặc,…
- Lao động trí óc quá sức.

Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh
- Thay đổi tâm trạng, rối loạn cảm xúc: Dễ nổi nóng, tức giận, cảm giác ăn năn, tội lỗi.
- Có xu hướng xa lánh người xung quanh, thích ở một mình.
- Thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi.
- Mất ngủ, tỉnh ngủ nhiều lần trong đêm. Ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều so với bình thường.
- Luôn có cảm xúc lo âu, suy nghĩ tiêu cực.
- Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó.
- Nhịp tim đập nhanh hơn, họng bị nghẹn, có cảm giác co thắt ngực.
- Cổ đau mỏi, đau thắt lưng cột sống.
- Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
- Cảm giác có kiến bò châm chích ngoài da, nóng lạnh thất thường, run tay chân.
Những phương pháp dùng để điều trị bệnh
Bạn có thể điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng cách hạn chế các hoạt động nặng và xây dựng lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể như:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, hãy ngồi tựa lưng hoặc nằm nghỉ tại giường vì đó là hai tư thế tốt nhất cho sức khỏe.
- Cải thiện vóc dáng và tư thế, tập thể dục với cường độ thích hợp nếu có thể, mặc quần áo lỏng ở thắt lưng và tránh khom lưng. Những phương pháp trên có thể giúp bạn giảm hồi hộp và hạn chế đau ngực.
- Nên đứng lên từ từ để có thể ngăn ngừa chóng mặt vì hạ huyết áp tư thế.
- Bác sĩ cũng có thể sử dụng các loại thuốc như digitalis hoặc fox glove, giúp tăng thể tích bơm máu và giảm hồi hộp, đánh trống ngực do tim đập nhanh.
- Tránh hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích.
- Tập yoga, thiền hoặc các bài tập nhẹ nhàng giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm thiểu tình trạng suy nhược thần kinh.

Phương pháp dự phòng bệnh suy nhược thần kinh?
Bệnh thần kinh suy nhược có thể phòng ngừa được. Khi có dấu hiệu của suy nhược thần kinh cần chú ý đến những điểm sau đây:
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể.
- Khắc phục các tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Phối hợp hài hòa giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa lao động với nghỉ ngơi giải trí.
- Tránh những khu vực nhiều tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc.
- Tạo tâm lý thoải mái, luôn tin tưởng lạc quan và tự tạo cho mình những năng lượng tích cực trong công việc và cuộc sống.
- Đảm bảo giấc ngủ tốt, tránh thức khuya kéo dài.
- Rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị và điều trị kịp thời các bệnh lý thực thể…
Cuộc sống xã hội hiện đại có nhiều căng thẳng stress dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh rất phổ biến hiện nay. Để cải thiện được hiện tượng này, chúng ta cần phải bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căng thẳng lo âu trong cuộc sống, đồng thời bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để có một bộ não thật khỏe mạnh.
Leave a reply