Thận là cơ quan nội tạng quan trọng, chịu trách nhiệm lọc máu, từ đó đào thải các chất dư thừa, độc hại ra khỏi cơ thể. Suy thận có con được không, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận
Những thói quen sống thiếu khoa học và chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể khiến thận suy giảm chức năng:
- Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng lớn như thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc và hóa chất điều trị ung thư; thuốc cản quang,…
- Uống nước ngọt và nước có ga sẽ khiến nồng độ pH trong cơ thể bị thay đổi, tạo gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất hư hại thận.
- Ăn bánh mỳ ngọt chứa nhiều chất phụ gia sẽ tác động xấu cho hệ thần kinh trung ương, máu và thận.
- Lạm dụng muối gây ra huyết áp cao, khiến lượng máu trong thận khó lưu thông ổn định, dẫn đến những tổn hại cho sức khỏe của thận.
- Uống nước ít sẽ làm giảm lượng nước tiểu nghĩa là các chất thải và độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các bệnh lâm sàng thường thấy như sỏi thận và thận ứ nước.
Suy thận có con được không?
Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam và nữ khi mắc căn bệnh này đều bị ảnh hưởng đến khả năng có con. Tuy nhiên, tuỳ vào giai đoạn của bệnh mà vợ hoặc chồng mắc suy thận sẽ cho tỉ lệ đậu thai cao hay thấp.

Suy thận ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?
Phần lớn nữ giới mắc bệnh thận khi mang thai sẽ bị rối loạn chức năng thận nhẹ. Mang thai thường không ảnh hưởng tới tiên lượng thận. Một số biến chứng của suy thận mà thai phụ thường gặp phải như:
- Vô niệu: Lượng nước tiểu bị giảm đột ngột, rất ít, thậm chí không đi tiểu được.
- Triệu chứng toàn thân: Đau thắt lưng, khó thở, uể oải, có thể kèm theo những cơn co giật.
- Nhiễm độc thai nghén: Thai phụ bị tăng huyết áp, phù nề tay chân.
- Viêm cầu thận: Thai phụ bị đau lưng, viêm bàng quang kèm theo tình trạng sốt, lạnh run người.
Nam giới bị suy thận có con được không?
Nam giới khi mắc bệnh suy thận thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm ham muốn tình dục. Nguyên nhân là do hormone nội tiết tố nam androgen được sản xuất từ tuyến thượng thận lúc này đã bị suy giảm mạnh do thận tổn thương.
Ngoài ra, những cơn đau đầu, chóng mặt, đau thắt lưng, suy nhược cơ thể cũng làm tinh thần của người bệnh sa sút. Tình trạng này làm giảm chất lượng tinh trùng, giảm chức năng tình dục, làm khả năng có con thấp hơn, thậm chí có thể gây vô sinh ở nam giới.
Tuy nhiên, nam giới khi bị suy thận vẫn có khả năng có con nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi phát hiện bị suy thận ở bất kỳ giai đoạn nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được nhanh chóng tiến hành những xét nghiệm tinh dịch, nội tiết tố nam song song với xét nghiệm bệnh thận. Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp để nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng khả năng đậu thai.
Bệnh suy thận có di truyền sang con không?
Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào cho thấy suy thận có thể di truyền từ cha mẹ sang con. Tuy nhiên, trong các nguyên nhân dẫn tới suy thận, cũng có một số nguyên nhân có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Ví dụ như người mẹ bị suy thận do nguyên nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, người con nếu có tăng huyết áp, đái tháo đường cũng có khả năng bị suy thận.
Ngoài ra, một số bệnh lý ở thận có yếu tố di truyền như:
- Bệnh thận đa nang tự phát chiếm ưu thế: Đây là một tình trạng thường khởi phát muộn, dẫn tới sự phát triển của u nang.
- Bệnh xơ cứng củ: Đây là một dạng rối loạn thận ảnh hưởng tới nhiều hệ thống cơ thể từ mắt tới hệ thần kinh trung ương.
- Hội chứng Alport: Đây là một tình trạng liên quan tới viêm thận dẫn tới suy thận mạn tính (viêm thận di truyền).
- Hội chứng Von-Hippel Lindau: Đây là hội chứng ung thư di truyền có khả năng dẫn tới khối u ở một số cơ quan gồm thận, tiểu não, cột sống, mắt, tai trong, tuyến thượng thận, tuyến tụy.

Người suy thận nên làm gì để tăng khả năng có con?
Để cải thiện khả năng sinh con, người bệnh nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ đã chỉ định. Nhưng để kết quả mang thai tích cực hơn, người bệnh nên:
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,…
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt: Tăng cường rau xanh, củ quả, hạn chế tối đa các thực phẩm nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn. Đặc biệt, tập thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều muối giúp thận bài tiết tốt hơn.
- Xây dựng đời sống tinh thần thoải mái: Hạn chế việc suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên nghĩ về những điều thoải mái giúp cuộc sống vợ chồng êm ấm và tăng khả năng thụ thai.
Cách phòng tránh suy thận
Để phòng tránh suy thận, bạn cần có những biện pháp dự phòng như:
- Tránh tiếp xúc với những chất độc hại.
- Tránh ăn mặn, thịt đỏ và hạn chế đồ uống chứa nhiều photpho, kali, chất béo,…
- Kiểm soát các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường,…
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút.
- Đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu.
Bị suy thận có con được không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm tình trạng bệnh. Trước khi chuẩn bị chào đón một thành viên mới, cả vợ và chồng nên đi khám sức khỏe tổng quát để chuẩn bị tốt nhất. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu của suy thận và khám chữa kịp thời thì việc điều trị và sinh con sẽ dễ dàng hơn.
Leave a reply