Suy thận là bệnh lý nguy hiểm và ngày càng gia tăng nhất là ở nam giới. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Suy thận là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng. Suy thận do nhiều nguyên nhân gây ra. Suy thận được chia làm 2 loại dựa theo thời gian mắc bệnh bao gồm suy thận cấp và suy thận mạn.
Nguyên nhân gây suy thận nam
- Độ tuổi: Khi tuổi càng cao, chức năng của thận cũng bị suy giảm. Vì vậy, khi có yếu tố tác động vào sẽ dễ xảy ra bệnh suy thận.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất đạm trong thời gian dài sẽ tăng gánh nặng cho thận, khiến thận phải hoạt động quá tải dẫn đến việc suy giảm chức năng thận.
- Thức ăn có chứa chất Purine: Trong canh hầm thịt có chứa lượng lớn Purine, điều này sẽ dẫn tới bệnh suy thận và gây nên đột quỵ.
- Ăn mặn: Ăn mặc khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài, tạo thêm gánh nặng cho thận, giảm chức năng dẫn đến suy thận.
- Dùng thuốc tây không hợp lý: Sử dụng thuốc quá nhiều, với lượng không hợp lý, khi qua hệ thống lọc của thận và thải ra ngoài, về lâu dài sẽ làm thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận.
- Nhịn tiểu, không uống đủ nước: Nhịn tiểu là nguyên nhân gây tăng áp lực bàng quang, gây ra tình trạng ngược bàng quang niệu quản dẫn đến viêm bể thận, suy thận.
- Khi uống không đủ nước, các chất cặn bã và nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Triệu chứng của bệnh suy thận nam
- Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt: Nguyên nhân là do lượng oxy trong máu giảm do chức năng lọc máu của thận bị suy giảm.
- Đau lưng: Đây là biểu hiện chính của bệnh suy thận. Thận nằm ở vùng thắt lưng, nên khi thận gặp phải vấn đề gì thì biểu hiện đau lưng cũng chính là biểu hiện của bệnh suy thận gây nên. Tuy nhiên, đau lưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh xương khớp hoặc một số bệnh khác nên nhiều thường nhầm lẫn.
- Tiểu nhiều về đêm.
- Mắc bệnh táo bón: Những người bị suy thận thường gặp phải tình trạng táo bón kéo dài.
- Khó ngủ: Bệnh nhân thận mạn tính thường có tình trạng ngưng thở lúc ngủ. Việc ngừng thở là dạng rối loạn gây ra 1 hay nhiều lần tình trạng tạm dừng hơi thở trong lúc ngủ. Tình trạng ngưng thở có thể diễn ra trong vài giây cho đến 1 phút. Sau những lần tạm dừng, hơi thở bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái bình thường có âm thanh khịt mũi lớn. Việc ngáy lớn và kéo dài đáng lo ngại cần đi kiểm tra sớm.
- Mùi hôi miệng kèm vị kim loại: Khi những chất thải tích trữ trong máu khiến vị thức ăn bị thay đổi và để lại vị kim loại trong miệng bệnh nhân. Hôi miệng là biểu hiện tình trạng tích trữ nhiều độc tố trong máu. Thêm vào đó, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác muốn ăn thịt và không thấy ngon miệng khi ăn dễ gây ra tình trạng sụt cân vì thiếu dinh dưỡng.
- Phù: Khi thận bị suy giảm chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể khiến chân, cổ tay bị phù.
Nam giới bị suy thận có con được không?
Nam giới bị suy thận thường bị suy giảm chức năng tình dục, giảm chất lượng tinh trùng, gây vô sinh. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng của từng bệnh nhân và nếu được điều trị tốt, không mất chức năng sinh dục thì nam giới bị suy thận vẫn có thể có con.
Để biết chính xác nam giới bị suy thận có con được không, người bệnh cần được làm các xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm nội tiết nam… để đưa ra được các kết luận về tình trạng và khả năng sinh sản.
Suy thận nam có chữa khỏi được không?
Khi bệnh được phát hiện sớm, người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, đồng thời cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, sẽ giúp làm giảm quá trình tiến triển của bệnh và đề phòng các biến chứng bất lợi.
Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học là phương pháp điều trị bệnh suy thận, chủ yếu là bảo tồn và cải thiện triệu chứng bệnh. Khi bệnh đã chuyển vào giai đoạn cuối, cần sử dụng các biện pháp khác can thiệp như chạy thận nhân tạo và ghép thận để kéo dài thêm sự sống.
Khi thấy mình có các triệu chứng bệnh suy thận ở giai đoạn sớm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh suy thận ở nam giới
Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu. Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu.
- Không hút thuốc lá. Không uống nhiều rượu.
- Nên ăn các thức ăn có lợi, ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả…
- Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tùy mức vận động, thời tiết.
- Thể dục đều đặn.
- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.