Suy thận ở trẻ em ngày càng phổ biến và gây ra những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Để bảo vệ tốt nhất cho con em mình, bố mẹ cần trang bị những kiến thức về suy thận ở trẻ như nguyên nhân, triệu chứng bệnh, cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Suy thận ở trẻ em là gì?
Suy thận ở trẻ em là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận. Thận mất đi khả năng thải độc và lọc máu nên các chất độc hại có thể ứ đọng lại trong cơ thể như creatinin, ure, natri, kali… Các chất độc hại ứ đọng lâu dài có khả năng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Suy thận ở trẻ em được chia làm 2 dạng, cụ thể:
- Suy thận cấp tính: Tình trạng này có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh thường là do dị tật bẩm sinh.
- Suy thận mạn tính: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi 8 – 10 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm cầu thận cấp, bệnh cầu thận hay viêm thận lupus mà không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
- Sức đề kháng kém: Bệnh suy thận thường xảy ra ở trẻ sinh non, trẻ biếng ăn, còi xương, chậm lớn… Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém không đảm bảo thì nguy cơ bị bệnh là rất cao.
- Nhiễm trùng nặng: Khi trẻ gặp các vấn đề về nhiễm trùng như ký sinh trùng, vi trùng, ngộ độc… sẽ dễ dẫn đến các tổn thương về thận. Đặc biệt với những trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu.
- Di truyền: Di truyền là nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh thận sẽ tăng nguy cơ thai nhi bị bệnh.
- Sức đề kháng yếu: Bệnh suy thận thường xảy ra ở trẻ sinh non, biếng ăn, còi xương, chậm lớn… Khi cơ thể yếu, sức đề kháng không đảm bảo, nguy cơ bị bệnh rất cao.
- Mất nước do tiêu chảy có thể: Khi trẻ đi ngoài liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước, suy nhược cơ thể, chức năng thận bị rối loạn. Điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
- Mắc các bệnh lý về thận: Một số bệnh lý về thận như viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận… khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh như di chứng do các chấn thương trên cơ thể, di chứng sau mổ tim, ghép tạng đều có thể ảnh hưởng đến thận.

Triệu chứng suy thận ở trẻ
Suy thận có triệu ở trẻ có các triệu chứng sau thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay:
- Phù nề: Trẻ nhỏ bị sưng phù ở mắt, tay, chân, bụng… Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con bị dị ứng hoặc côn trùng cắn nên tự mua thuốc điều trị. Điều này rất nguy hiểm do tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng.
- Tiểu tiện bất thường: Trẻ đi tiểu ít kèm máu, cảm thấy rát buốt sau khi tiểu. Đây đều là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy thận ở trẻ.
- Chân tay bủn rủn – Biểu hiện cụ thể của suy thận ở trẻ em: Trẻ thường bị run tay chân, kèm theo cách triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn… Nếu bố mẹ không xử lý kịp thời sẽ rất dễ gây tử vong.
- Nhức đầu: Khi bị suy thận, gan và phổi phù to do thể tích máu tăng cao gây ra những cơn đau đầu cho trẻ. Lúc này, trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn… dẫn đến suy nhược.
- Hơi thở yếu, thở có mùi: Bố mẹ khi thấy con thở khò khè, hay bị tức ngực, chóng mặt, thở dốc thì cần thăm khám ngay. Bên cạnh đó, hơi thở trẻ còn có mùi khó chịu do chất thải bị tích tụ trong cơ thể.
- Tiểu nhiều: Khi bị suy thận, bé sẽ đi tiểu nhiều để phần nào thay thế thận loại bỏ chất độc. Tiểu thường xuyên khiến trẻ mệt mỏi, mất giấc, không thể ngủ sâu.
- Chán ăn, ăn không ngon: Trẻ bị suy thận thường cảm thấy mệt mỏi trong người nên không hứng thú với ăn uống. Một số trẻ còn cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn.
Biến chứng của bệnh
Bệnh suy thận khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng như:
- Chân tay sưng phù do cơ thể giữ nước.
- Dễ mắc phải những bệnh lý tim mạch như viêm màng tim, suy tim…
- Thiếu máu, chức năng lọc máu kém, hàm lượng kali trong máu tăng cao có khả năng dẫn tới tử vong.
- Tình trạng xương bị yếu hơn bình thường, dễ dẫn tới gãy xương.
- Bệnh suy thận có thể ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm nên trẻ rất dễ mắc những bệnh lý khác.
- Tử vong.
Biện pháp điều trị bệnh
Trẻ nhỏ khi bị suy thận sẽ rất mệt mỏi, quấy khóc, bởi vậy mà các bậc cha mẹ cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ và nắm rõ cách chăm sóc, chữa bệnh để trẻ được điều kiện điều trị tốt nhất.
Tùy vào từng tình trạng suy thận cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với thời gian và loại thuốc đặc trị. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần theo dõi và nhận biết sớm các triệu chứng suy thận để phát hiện bệnh kịp thời.
Để xác định bệnh, trẻ sẽ thường được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu nhằm theo dõi chức năng thận.
- Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm thận, CT, MRI,..
- Xạ hình chức năng thận.
- Thực hiện sinh thiết bằng việc kiểm tra mẫu nhỏ mô thận.

Cách phòng tránh suy thận ở trẻ em
- Giữ cho con luôn sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
- Xây dựng cho con thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh. Hãy bổ sung vitamin, năng lượng cho trẻ. Bố mẹ cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả… Tránh ăn nhiều muối, đồ cay, nhiều dầu mỡ, kali, phospho…
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Cho trẻ uống mỗi ngày khoảng 2 lít nước, có thể thay thế bằng nước ép, nước hoa quả… để kích thích vị giác của trẻ.
- Kích thích trẻ vận động nhiều, tránh việc chỉ nằm một chỗ.
- Thường xuyên trò chuyện với con để động viên tinh thần, giúp con luôn vui vẻ.
Bệnh suy thận ở trẻ em là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bố mẹ hãy quan tâm đến sức khỏe con nhiều hơn, theo dõi sát sao và thăm khám ngay khi có bất thường. Bên cạnh đó, hãy giúp con điều chỉnh để có chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.