Tắc ruột ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Vì thế trẻ bị tắc ruột cần được điều trị kịp thời và có phương pháp chăm sóc phù hợp để hạn chế diễn biến của bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
Tắc ruột được định nghĩa là một hội chứng ngừng lưu thông của hơi, dịch và các chất có trong lòng ruột. Tắc ruột do sự cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn gọi là tắc ruột cơ học. Tắc ruột do ngừng nhu động ruột gọi là tắc ruột cơ năng hay tắc ruột do liệt ruột.
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ đẻ non và người mẹ bị cúm khi mang thai, không phân biệt giới tính, tùy theo nguyên nhân gây tắc.
Nguyên nhân gây tắc ruột
Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột ở bất kỳ đoạn nào của đường tiêu hóa như:
- Tắc ở tá tràng do teo toàn bộ hoặc gián đoạn tá tràng, hẹp tá tràng….
- Tắc ở ruột non do teo ruột, do chèn ép, do phân su.
- Tắc ở đại trực tràng, hậu môn do nút phân su, teo đại tràng, hirschprung, dị tật hậu môn trực tràng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như:
- Tuổi tác: Trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao bị lồng ruột hơn so với người lớn.
- Giới tính: Bệnh này xảy ra thường xuyên hơn ở con trai.
- Đường ruột hình thành bất thường khi sinh.
- Tiền sử bị lồng ruột: Nếu bạn từng bị lồng ruột thì bệnh có thể tái phát.
- Bệnh Crohn: Bệnh có thể làm thành ruột dày lên, thu hẹp lòng ruột.

Triệu chứng tắc ruột của trẻ sơ sinh
Trẻ bị tắc ruột sẽ có các triệu chứng sau
- Trẻ nôn ra dịch dạ dày, dịch mật, dịch ruột.
- Chướng bụng vùng trên rốn hoặc toàn bộ ổ bụng, có hình quai ruột nổi.
- Bí trung – đại tiện, có thể vẫn ỉa phân su hoặc chậm ỉa phân su hoặc chỉ ra kết thể trắng đục.
- Toàn thân: có dấu hiệu mất nước ở các mức độ khác nhau.
Tuỳ theo vị trí tắc, mức độ tắc và thời gian bị bệnh mà các triệu chứng trên biểu hiện ở các mức độ khác nhau.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác của lồng ruột ở trẻ nhỏ gồm:
- Nôn, trớ.
- Tiêu chảy.
- Đi ngoài ra phân trộn lẫn với máu và chất nhầy, có hình dạng giống thạch nho.
- Sờ thấy một khối u trong bụng.
- Trẻ lịm đi, ngủ mê man.
- Sốt.
Điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Lồng ruột là một tình trạng cấp cứu y tế. Trẻ cần được cấp cứu để tránh tình trạng nôn quá nhiều gây mất nước, chất điện giải, sốc và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần ruột bị hoại tử do thiếu máu.
Quy trình điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện gồm:
- Truyền dịch cho trẻ thông qua đường truyền tĩnh mạch.
- Giải nén ruột bằng cách đặt ống thông vào dạ dày từ mũi.
- Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đây là hoạt động vừa có giá trị chẩn đoán, vừa điều trị. Nếu quá trình thụt tháo đạt hiệu quả tốt thì trẻ không cần phải điều trị gì nữa.
- Nếu tháo lồng ruột không hiệu quả hoặc ruột đã bị thủng thì trẻ cần phải phẫu thuật để xử lý tắc ruột.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ bị tắc ruột
- Cho trẻ uống nhiều nước, bú sữa mẹ (nếu vẫn còn bú), uống nước trái cây… để tránh bị mất nước.
- Tránh các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn khó tiêu hóa.
- Tránh các loại thực phẩm tạo hơi như: các loại đậu, lạc, rau, nước giải khát.
- Cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu, lỏng như: súp, cháo.
- Để hạn chế tình trạng tắc ruột nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, cho trẻ ăn chế độ ăn uống ít chất xơ, không ăn ngũ cốc và các loại hạt.
Tắc ruột trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tỉ lệ tử vong rất cao nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Do đó, khuyến cáo các bậc phụ huynh trong quá trình mang thai, thai phụ nên thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm quan trọng và các xét nghiệm sàng lọc để phát hện sớm các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi, các dị tật bẩm sinh nếu có. Từ đó có kế hoạch theo dõi, quản lý thai kỳ chặt chẽ và kịp thời xử trí các bất thường có thể gặp phải, đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Hãy chủ động hơn trọng việc chăm sóc và giữ gìn sức khỏe, ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn nhé!