Tắc tuyến lệ xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như nhiễm trùng hoặc viêm ở mắt, chấn thương, khối u hoặc do tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề ở mắt, khiến bạn chảy nhiều nước mắt và có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng mắt.
Bệnh tắc tuyến lệ là gì?
Với hoạt động và sức khỏe của mắt, tuyến lệ đóng vai trò quan trọng bằng việc giữ ẩm, cung cấp oxy cho nhãn cầu. Tuyến lệ sẽ hoạt động liên tục kể từ khi trẻ sinh ra cho đến khi già để giữ ẩm cho mắt. Ngoài ra khi khóc, nước mắt chứa kháng viêm tự nhiên sẽ làm sạch và bảo vệ mắt, loại bỏ tác nhân có thể làm tổn thương mắt.
Nguyên nhân gây ra bệnh tắc tuyến lệ
Bệnh tắc tuyến lệ có thể do:
- Tắc nghẽn bẩm sinh: Phần lớn tắc tuyến lệ ở trẻ em là bẩm sinh. Hệ thống dẫn lưu nước mắt của trẻ có thể không phát triển đầy đủ hoặc trẻ có tuyến lệ bất thường.
- Những thay đổi liên quan đến tuổi tác: Ở người lớn tuổi, các lỗ nhỏ dẫn lưu nước mắt có thể bị thu hẹp lại và gây ra tắc nghẽn.
- Nhiễm trùng hoặc viêm: Nếu bạn bị nhiễm trùng mạn tính hoặc viêm mắt, hệ thống dẫn lưu nước mắt hoặc mũi có thể bị tắc nghẽn. Viêm xoang mạn tính có thể kích thích các mô làm hình thành sẹo và gây tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước mắt.
- Chấn thương: Những chấn thương mũi như gãy mũi và mô sẹo cũng có thể gây nên tình trạng này
- Khối u: Các khối u có thể đè lên hệ thống ống dẫn nước mắt và cản trở sự dẫn lưu.
- Thuốc hóa trị và xạ trị ung thư: Các loại thuốc hóa trị và phương pháp xạ trị có thể gây tác dụng phụ, một trong số đó là dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ.
Đối tượng nguy cơ bệnh tắc tuyến lệ
- Thường gặp nhất là trẻ sơ sinh: do hệ thống thoát nước mắt của trẻ có thể không phát triển đầy đủ hoặc có một ống bất thường.
- Bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật trước đó như: phẫu thuật mí mắt, mũi, giải phẫu xương tại mũi,…
- Phụ nữ tuổi lớn, những bệnh nhân bị viêm mắt mãn tính có nguy cơ cao mắc bệnh lý tắc tuyến lệ.
- Người bị bệnh glaucoma đang sử dụng thuốc chống tăng nhãn áp.
- Bệnh nhân bị ung thư đang sử dụng thuốc điều trị ung thư và xạ trị ung thư.
Dấu hiệu nhận biết tắc tuyến lệ
- Khi khóc thì không có nước mắt nhưng bình thường không khóc, không có tác động gì về cảm xúc, lại có nước mắt tràn ra mi rồi xuống má, đồng thời có luồng trào ngược một thứ chất nhầy được sản xuất trong túi lệ.
- Những lúc cơ thể tăng cường sản xuất nước mắt như có gió, trời lạnh, tia nắng mặt trời chiếu, phần cuối ống mũi lệ bị tắc thì nước mắt càng tràn ra nhiều hơn.
- Mắt thường xuyên bị chảy gỉ, thị lực mờ dần, mắt bị đỏ ở tròng trắng và thường bị sưng đau ở phần góc trong của mắt.
- Bệnh nhân khi mắc bệnh tắc tuyến lệ, vi khuẩn sẽ mắc kẹt ở trong túi lệ mũi, do vậy khả năng gây nên tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao. Những dấu hiệu cho biết tình trạng nhiễm trùng đã diễn ra gồm có: Trên lông mi thường bị đóng váng, mắt bị mờ và chảy mủ, nước mắt có thể bị nhuốm máu, một số trường hợp có thể bị sốt.
Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ
- Kháng sinh: Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng, họ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc viên.
- Nong, thăm dò và rửa: Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi không thể tự mở tuyến lệ hoặc đối với người trưởng thành bị tắc tuyến lệ một phần, bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật giãn nở, thăm dò và rửa.
- Thường xuyên thăm khám và vệ sinh mắt mỗi ngày.
- Đặt luồn ống thông/ stent: Phương pháp này sử dụng các ống nhỏ silicone hoặc polyurethane để mở các tắc nghẽn thu hẹp trong phạm vi hệ thống ống nước mắt và trước khi tiến hành đặt luồn ống stent này cần gây tê cho bệnh nhân.
- Đặt stent hoặc luồn ống thông: Thủ thuật này thường được thực hiện sau khi đã gây mê toàn thân.
- Phẫu thuật mở thông túi lệ xuống mũi: Dùng để mở ra lối thoát cho nước mắt vào mũi.

Cách phòng ngừa bệnh tắc tuyến lệ
Việc phòng ngừa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh rất khó vì trẻ thường mắc ngay khi chào đời và sẽ tự khỏi sau một thời gian từ 1- 2 năm.
Những trường hợp bị chấn thương ở mắt để tránh bị tắc tuyến lệ cần điều trị dứt điểm và tránh các bệnh nhiễm trùng bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với các bệnh nhân đang bị viêm kết mạc
- Thường xuyên rửa tay sạch và kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Khi có cảm giác ngứa mắt hay xốn mắt, không nên dụi hay chà mắt.
- Không nên dùng chung mỹ phẩm hay các dụng cụ trang điểm với người khác đặc biệt là các loại bút kẻ mắt và thuốc bôi mi.
- Nếu đeo kính áp tròng, giữ ống kính sạch sẽ theo các khuyến nghị được cung cấp bởi các nhà sản xuất và chuyên gia chăm sóc mắt.
Tắc tuyến lệ nếu không được chẩn đoán và giải quyết đúng có thể làm tổn thương mắt. Vậy nên, người bệnh khi thấy các biểu hiện của bệnh cần thông báo đầy đủ tình trạng bệnh để bác sĩ có đầy đủ thông tin, chẩn đoán chính xác. Bệnh cần được điều trị sớm và kịp thời, nếu thể kéo theo các rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng, … sẽ rất nguy hiểm.