Tăng nhãn áp là một trong những bệnh liên quan tới nhãn quan nghiêm trọng nhất. Bệnh nhân có thể bị mù lòa nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể chủ quan về bệnh tăng nhãn áp, mọi người cần nắm được những triệu chứng thường gặp để chủ động điều trị.
Bệnh tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp hay còn gọi là cườm nước, là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt. Bệnh sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa. Có bốn loại tăng nhãn áp chính: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến nhất.
Nguyên nhân gây bệnh cườm nước
- Yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay khiến nhiều người mắc bệnh thiên đầu thống.
- Người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim hoặc giảm năng tuyến giáp.
- Người bị cận thị.
- Người sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài. Đây là nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau.
- Người từng bị chấn thương ở mắt, phải phẫu thuật mắt hoặc viêm mắt mãn tính.
- Những người trên 60 tuổi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải cườm nước
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cườm nước, bao gồm:
- Tăng nhãn áp bất thường.
- Sử dụng thuốc steroid thường xuyên và kéo dài.
- Bị chấn thương ở vùng mắt.
- Góc tiền phòng nông hoặc hẹp.

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng tăng nhãn áp thường không rõ rệt khiến nhiều người không biết là mình mắc bệnh. Bệnh tiến triển âm thầm và nặng dần theo thời gian, đến khi phát hiện thì thị lực đã giảm đi nhiều kèm theo những biểu hiện điển hình sau:
- Nhìn mờ, nhìn thấy quầng sáng hoặc hào quang tỏa tròn như cầu vồng khi nhìn vào bóng đèn.
- Đau nhức trong hốc mắt, đau đầu.
- Mắt sưng và đỏ.
- Cảm giác mắt căng cứng như hòn bi khi sờ vào.
- Mất dần tầm nhìn ngoại vi, khi nhìn một vật giống như nhìn xuyên qua một đường hầm, ở giữa vẫn sáng rõ nhưng vùng xung quanh bị tối mờ.
- Buồn nôn, nôn.
- Nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh mạnh.
Nguy cơ nào mắc bệnh tăng nhãn áp cao nhất
Tăng nhãn áp là bệnh mắt nguy hiểm bởi khi áp suất trong mắt cao quá mức sẽ làm tổn hại dây thần kinh thị giác khiến thị lực suy giảm trầm trọng và hậu quả nặng nề nhất chính là mù lòa vĩnh viễn.
Thống kê đã chứng minh điều này khi trung bình có khoảng 5.500 người trên thế giới bị mất thị lực mỗi năm do tăng nhãn áp. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn đầu là rất quan trọng.
Cách chẩn đoán bệnh cườm nước
Hiện nay, tăng nhãn áp có thể được chẩn đoán thông qua một số kiểm tra sau:
- Đo nhãn áp.
- Đo độ dày của giác mạc.
- Kiểm tra góc thoát thủy dịch của mắt.
- Soi đáy mắt để đánh giá tổn thương dây thần kinh thị giác.
- Kiểm tra trường thị giác.
Điều trị bệnh tăng nhãn áp
Mục đích điều trị: Cắt cơn glaucoma cấp, bảo vệ thần kinh thị giác và vùng bè, bảo vệ bên mắt còn lại và điều trị triệt để, dứt điểm.
Điều trị tăng nhãn áp bằng thuốc
Điều trị bệnh tăng nhãn áp thường bắt đầu bằng thuốc nhỏ mắt tại chỗ có tác dụng hạ nhãn áp và cải thiện lưu thông thủy dịch. Người bệnh có thể dùng 1 hoặc 2 – 3 loại thuốc nhỏ mắt đồng thời. Một số trường hợp cần dùng kết hợp thêm thuốc uống.
Điều trị bằng laser
Một cách khác để điều trị bệnh tăng nhãn áp là dùng tia laser. Tia laser này được thiết kế để tăng lượng chất lỏng thoát ra khỏi mắt, do đó làm giảm áp suất trong mắt. Điều trị bằng laser thường được thực hiện tại văn phòng, chỉ mất vài phút và thông thường không gây đau đớn.

Cách phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần quan trọng giúp điều trị tăng nhãn áp hiệu quả hơn. Bởi vậy, nếu đang mắc bệnh, bạn cần lưu ý:
- Tăng cường thực phẩm bổ mắt như rau củ quả có màu đỏ cam (gấc, cà rốt, bí đỏ), rau lá xanh đậm, cá hồi… để bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cho mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ánh sánh xanh từ thiết bị điện tử, nên đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với các nguồn sáng này.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia và các chất kích thích.
- Luyện tập thể thao để giúp thúc đẩy lưu thông máu tới mắt, nhưng cần tránh những động tác tạo áp lực cho mắt.
- Tránh căng thẳng tinh thần, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Kê cao đầu khi ngủ, điều này giúp giảm áp lực cho mắt.
Bệnh tăng nhãn áp có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đôi mắt, vì vậy mọi người không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, bạn hãy đi khám và điều trị sớm. Đó là cách duy nhất giúp bệnh nhân hạn chế những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Tuân thủ lối sống khoa học và bổ sung các chất dinh dưỡng để bảo vệ thị lực trước khi bệnh để lại những di chứng nặng nề hơn.