Táo bón là triệu chứng thường gặp, dù ở bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng do sự thiếu cân bằng ở chế độ sinh hoạt và thực đơn dinh dưỡng của mỗi người.
Táo bón là bệnh gì?
Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, buồn đi đại tiểu mà không đi được phải rặn mạnh phân khó thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.
Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…
Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân phổ biến gây ra chứng táo bón ở người lớn là:
- Sử dụng một số thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ này.
- Lười vận động, không tập luyện thể dục.
- Không bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Stress.
- Do suy nhược.
- Uống nhiều sắt.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Nhịn đi cầu khi cảm thấy mắc.
- Thay đổi thói quen hoặc lối sống, chẳng hạn đi du lịch.
- Mang thai, người cao tuổi.
Ngoài ra, bệnh táo bón mạn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
- Nứt hậu môn.
- Tắc nghẽn ruột hay hẹp đại tràng.
- Sa trực tràng.
- Cơ sàn chậu bị yếu.
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone gồm đái tháo đường, cường giáp, suy giáp…
- Có vấn đề liên quan đến thần kinh xung quanh đại trực tràng, như đa xơ cứng, tổn thương tủy sống…

Những đối tượng dễ bị táo bón
Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón.
- Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia… đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
- Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
- Trẻ em.
Triệu chứng khi bị táo bón
Các dấu hiệu và triệu chứng chính khi bị bệnh gồm:
- Đi cầu ít hơn 3 lần/tuần.
- Phân cứng, khô hoặc rời rạc thành từng cục.
- Gặp khó khăn khi đi đại tiện.
- Có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài.
- Cần có biện pháp hỗ trợ để đi cầu được như dùng tay ấn vào bụng.
Các triệu chứng khác có thể gặp phải ở một số trường hợp là:
- Đau hoặc cảm giác quặn bụng.
- Cảm thấy đầy hơi.
- Chảy máu trực tràng trong hoặc sau khi đi đại tiện.
- Buồn nôn.
- Mất cảm giác ngon miệng.
Biến chứng của táo bón lâu ngày
Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung như:
- Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ).
- Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn).
- Phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực).
- Ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)…
Cách điều trị táo bón
- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
- Thuốc làm mềm phân.
- Thuốc nhuận tràng.
- Tập luyện cơ sàn chậu.
- Các thuốc khác.
- Phẫu thuật.

Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa các nguy cơ táo bón một cách đúng đắn, nên thực hiện theo một số lời khuyên như sau:
- Ăn đúng giờ vào mỗi ngày.
- Bộ sung chất xơ các các bữa ăn.
- Uống nhiều nước, điều này giúp việc cơ thể không bị thiếu nước và giúp phân mềm.
- Bổ sung mật ong, bơ, sữa, vừng, hạch đào,… vào thức ăn hằng ngày để giúp nhuận tràng.
- Sử dụng dầu thực vật như dầu từ các loại đậu, dầu vừng,…
- Tránh các chất chứa caffeine.
- Giảm các chất béo động vật.
- Khi bạn muốn đi tiêu, hãy đi ngay, hạn chế việc nín nhịn.
- Tập thói quen đi tiêu đúng giờ.
- Tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày để cải thiện sức khỏe.
- Hình thành thói quen đại cho bản thân.
- Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Hạn chế uống kích thích lợi tiểu như trà, cà phê, rượu, và các thức ăn đậm vị như tỏi, hẹ, ớt,… để tránh việc đi tiểu nhiều lần kích thích việc hấp thụ nước từ phân.
Có những thói quen tưởng chừng như vô hại lại đang khiến tình trạng táo bón của bạn nặng hơn. Không những vậy, việc khó đi vệ sinh có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, nếu gặp bất thường về đại tiện trong thời gian dài, bạn nên khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân gây táo bón và điều trị kịp thời nhé. Đừng quên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chú trọng hơn tới thói quen ăn uống để ngăn ngừa bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân.
Leave a reply