Teo thực quản là một dị dạng bẩm sinh, do rối loạn trong quá trình tạo phôi thai nên teo thực quản thường kèm theo các dị tật khác. Đây là dị dạng tiêu hóa nặng dễ gây tử vong. Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời mới cứu được trẻ.
Teo thực quản là gì?
Teo thực quản là sự gián đoạn lưu thông của thực quản và thường có kèm sự thông thương bất thường giữa thực quản và khí quản. Hiện nay mặc dù có những tiến bộ về phẫu thuật nối thực quản một thì và hồi sức nhưng teo thực quản vẫn còn là một bệnh có tỉ lệ tử vong cao do thường kèm dò khí thực quản gây viêm phổi hít.
Nguyên nhân teo thực quản
Nguyên nhân teo thực quản được chứng minh là do sự bất thường trong quá trình tạo phôi từ giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6 trong thời gian mang thai của người mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những dị tật bẩm sinh đi kèm với bệnh hẹp thực quản ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra teo thực quản bẩm sinh vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác.

Triệu chứng bệnh teo thực quản
Trẻ bị mắc bệnh teo thực quản thường có các triệu chứng:
- Bú kém, trào ngược khi bú.
- Ho, tím tái khi bú hoặc ăn.
- Dấu “sùi bọt cua”.
- Ống thông dạ dày không xuống được dạ dày (không đưa quá 9 – 10cm).
- Tím tái, khó thở sau sinh.
- Hút nước bọt dư thừa ở miệng thường cải thiện tình trạng tím tái nhưng dấu hiệu này lại nhanh chóng xuất hiện.
- Viêm phổi tái phát nhiều lần.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh teo thực quản
Các biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh teo thực quản như sau:
- Các dị tật kèm theo teo thực quản và viêm phổi.
- Tổn thương dây thần kinh khí quản.
- Trào ngược dạ dày thực quản, yếu khí quản, hẹp miệng nối.
- Nguy hiểm nhất là biến chứng rò miệng nối, vì có thể khiến trẻ tử vong do nhiễm khuẩn, suy hô hấp với các triệu chứng: Tràn dịch màng phổi, nước bọt qua dẫn lưu, suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản, nhiễm khuẩn toàn thân, tràn khí màng phổi đột ngột…
Cần điều trị và phẫu thuật sớm
Teo thực quản là một dị tật nguy hiểm, dễ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị bằng phẫu thuật cũng rất khó khăn vì là một cuộc phẫu thuật lớn ở ngực, trong khi trẻ mới sinh ra hoặc còn nhỏ, sức chịu đựng yếu, nhất là trẻ luôn có tình trạng viêm phổi trước mổ, thường hay xảy ra với trẻ sinh non, nhẹ cân.
Vì vậy, để bảo vệ tính mạng những trẻ bị teo thực quản, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hiểu biết để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Việc phẫu thuật sớm sẽ tránh được một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.
Nguyên tắc điều trị teo thực quản
- Chuyển viện sớm đến bệnh viện có khoa phẫu thuật nhi.
- Hồi sức hô hấp.
- Nằm đầu cao.
- Hút túi cùng thực quản gián đoạn để phòng ngừa viêm phổi hít.
- Giữ ấm tránh hạ thân nhiệt.
- Điều trị viêm phổi hít nếu có.
- Phẫu thuật nối thực quản sớm.
- Dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của teo thực quản
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kỳ, theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng đầu, sau đó mỗi 3 – 6 tháng, sau đó mỗi năm.
- Tập thể dục thường xuyên, tìm bộ môn thể thao thích hợp để rèn luyện nhưng tránh tập luyện quá sức.
- Nghỉ ngơi, thư giãn và đặc biệt tránh căng thẳng sau khi mới phẫu thuật.
- Khám thai đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm tiền sản để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi nếu có.
Chế độ dinh dưỡng:
- Ban đầu sau khi mới phẫu thuật xong nhịn ăn, giữ kỹ sonde dạ dày hoặc sonde dạ dày ra da, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nên bổ sung nhiều rau củ quả, những thức ăn dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng khó tiêu.
Teo thực quản là một dị tật nguy hiểm, dễ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị càng sớm càng tốt. Vì vậy, để bảo vệ tính mạng những trẻ bị teo thực quản, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hiểu biết để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ tránh được một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ, giúp cho cơ hội sống của trẻ cao hơn.