Đến tuổi dậy thì ở nữ giới bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Nắm được chu kỳ kinh nguyệt của bản thân sẽ giúp chúng ta theo dõi và kiểm soát được tình trạng sức khỏe cơ thể.
Kinh nguyệt bình thường là gì?
kinh nguyệt bình thường có sự khác biệt ở mỗi phụ nữ. Mỗi tháng, một trong các buồng trứng của bạn sẽ giải phóng một trứng. Trong khi đó, tử cung của bạn đã sẵn sàng để giúp em bé phát triển nếu trứng được thụ tinh. Nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra và phôi làm tổ thành công thì bạn đang mang thai. Nếu không, hiện tượng hành kinh sẽ diễn ra, nội mạc tử cung bong tróc và tống xuất qua được âm đạo. Thời gian trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày.
Lượng máu trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Nếu trứng mà buồng trứng của bạn được phóng thích ra hàng tháng không được thụ tinh, thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra qua âm đạo. Lượng máu ra khỏi cơ thể được gọi là lượng kinh nguyệt. Cho dù lượng máu kinh của bạn ít, vừa phải hay nhiều, tất cả đều được xem là bình thường nếu chúng không ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bạn.
Các triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Một khoảng thời gian, vú của bạn có thể cảm thấy mềm khi bạn có kinh. Những chu kỳ khác, bạn có thể thấy chướng bụng xung quanh hoặc thay đổi tâm trạng. Các triệu chứng kinh nguyệt bình thường khác bao gồm:
- Mọc mụn.
- Co thắt ở bụng dưới và lưng.
- Đói hơn.
- Các vấn đề về giấc ngủ.
- Tâm trạng lâng lâng.
- Căng ngực.
Tuy nhiên, không phải mọi chu kỳ kinh nguyệt đều giống nhau. Hầu hết thời gian, kinh nguyệt không đều hoặc bất thường không nghiêm trọng. Nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ nếu:
- Bạn có một lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
- Bạn cần thay băng vệ sinh hàng giờ.
- Thời gian hành kinh của bạn kéo dài hơn 7 ngày.
- Kinh nguyệt không xuất hiện trong hơn 90 ngày.
- Bạn bị đau dữ dội.
- Bạn nghĩ rằng bạn có thể mang thai.
Những phương pháp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn
Chỉ trong 3 tháng, bạn có thể biết được điều gì là bình thường đối với mình bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Những thông tin cần lưu ý như:
- Khi kỳ kinh của bạn bắt đầu và khi nào nó dừng lại.
- Lượng máu kinh của bạn nhiều hay ít.
- Có máu cục trong băng vệ sinh không.
- Tần suất bạn thay băng vệ sinh.
- Bạn có đau bụng nhiều không.
- Thay đổi tâm trạng.
- Xuất huyết dạng đốm giữa các kỳ kinh.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên đi khám định kỳ sản – phụ khoa ít nhất 6 tháng/ lần. Với chu kỳ kinh nguyệt, không phải mọi thời kỳ đều giống nhau. Hầu hết thời gian, kinh nguyệt không đều hoặc bất thường không nghiêm trọng. Nhưng nên đi khám tại các cơ sở y tế nếu:
- Lo lắng rằng mình có thể mang thai vì quan hệ tình dục không an toàn và bị chậm kinh.
- Kinh nguyệt quá nhiều phải sử dụng băng vệ sinh cỡ lớn hoặc thay băng vệ sinh mỗi giờ.
- Kinh nguyệt kéo dài hơn hơn 7 ngày.
- Choáng váng, chóng mặt hoặc mạch đập nhanh.
- Khi 16 tuổi nhưng chưa có kinh.
- Bị đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
- Bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
- Đột nhiên cảm thấy ốm hoặc sốt khi sử dụng băng vệ sinh.
- Kinh nguyệt hoặc các hội chứng tiền kinh nguyệt khiến phụ nữ không thể thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.
- Kinh nguyệt ngừng lại hoặc đột ngột trở nên không đều.
- Kinh nguyệt đến thường xuyên hơn 21 ngày một lần hoặc ít hơn 45 ngày một lần.
- Rất lo lắng hoặc chán nản vào khoảng thời gian có kinh.
Những thay đổi kinh nguyệt có kiểm soát không hẳn là bất thường. Chẳng hạn như thay đổi chu kỳ kinh do chủ động dùng viên uống tránh thai hằng ngày. Điều quan trọng là tính chất ổn định và đều đặn trên mỗi cá nhân.